Danh mục : Pháp luật

Upload vào lúc : 1 năm trước

File gốc : Hướng Dẫn 38-HD-VKSTC.pdf

Số lần xem : 126

Số lượt tải xuống : 0

Kích thước : 0.53 Mb

Số trang : 4

Tải xuống (0.53 Mb)

Xem trên điện thoại
Đọc Hướng Dẫn 38/HD-VKSTC trên điện thoại

Tags

Giới thiệu về tài liệu

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 38/HD-VKSTC Hà Nội, ngày 30 tháng 12 năm 2022

HƯỚNG DẪN
CÔNG TÁC TIẾP CÔNG DÂN, KIỂM SÁT VÀ GIẢI QUYẾT ĐƠN KHIẾU NẠI, TỐ CÁO TRONG HOẠT ĐỘNG TƯ PHÁP NĂM 2023
Căn cứ Chỉ thị số 01/CT-VKSTC ngày 02/12/2022 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về công tác của ngành Kiểm sát nhân dân năm 2023; Chỉ thị số 04/CT-VKSTC ngày 28/7/2017 của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về tăng cường công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; để Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) các cấp thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật và đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị, VKSND tối cao (Vụ 12) hướng dẫn công tác Tiếp công dân; Kiểm sát và Giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp năm 2023 như sau:
I. NHỮNG NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM
1. Lãnh đạo VKSND các cấp tiếp tục quán triệt, thực hiện nghiêm các quy định của Đảng1, chỉ đạo của Viện trưởng VKSND tối cao tại các Chỉ thị chuyên đề2; quy định tại các Thông tư liên tịch3 và các quy chế, quy định, quy trình của Ngành liên quan đến công tác tiếp công dân, giải quyết và kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.
2. Nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu VKSND các cấp trong công tác tiếp công dân, kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp; tiếp tục tăng cường công tác tiếp công dân, gắn công tác tiếp công dân với thẩm quyền kiểm sát và giải quyết khiếu nại, tố cáo; chú trọng tăng cường hoạt động đối thoại với công dân để giải quyết dứt điểm các khiếu nại, tố cáo kéo dài, đồng thời tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật cho công dân; tham mưu xây dựng kế hoạch tiếp công dân của lãnh đạo VKSND theo quy định của pháp luật và của Ngành.
3. Tiếp tục thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, nhất là tại cấp cơ sở (VKSND cấp huyện); chú trọng việc phân loại, xử lý đơn bảo đảm chính xác, tránh trường hợp do phân loại không đúng dẫn đến thụ lý, giải quyết không đúng thẩm quyền; quá trình giải quyết phải tuân thủ quy định của pháp luật, quy chế, quy trình nghiệp vụ của ngành KSND, bảo đảm việc giải quyết phải đúng trình tự thủ tục và nội dung; chủ động tham mưu giải quyết dứt điểm các đơn khiếu nại, tố cáo; không để xảy ra khiếu kiện bức xúc, kéo dài do chậm giải quyết hoặc làm ảnh hưởng tiến độ giải quyết các vụ việc liên quan.
4. Nâng cao chất lượng công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan tư pháp; quan tâm kiểm sát việc giải quyết khiếu nại tố cáo trong tố tụng dân sự, tố tụng hành chính của Tòa án nhân dân; linh hoạt áp dụng các phương thức kiểm sát công tác giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương nhưng vẫn đảm bảo chất lượng, hiệu quả. Phát hiện kịp thời vi phạm pháp luật để kiến nghị, kháng nghị, yêu cầu thực hiện các biện pháp khắc phục, xử lý theo quy định pháp luật và phòng ngừa chung.
5. Thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ kiểm tra, xem xét lại quyết định giải quyết khiếu nại trong hoạt động tư pháp đã có hiệu lực pháp luật coi đây là biện pháp chống oan, sai, phòng bỏ lọt tội phạm. VKSND có thẩm quyền tập trung vào kiểm tra, xem xét quyết định giải quyết khiếu nại đối với kết quả giải quyết nguồn tin về tội phạm; phát hiện kịp thời những thiếu sót trong quá trình giải quyết vụ việc, vụ án để áp dụng biện pháp xử lý, khắc phục, bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức và cá nhân; hạn chế để xảy ra tình trạng đơn thư tồn đọng, kéo dài, không được xử lý, giải quyết.
6. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong cập nhật, xử lý, quản lý đơn. Thực hiện việc cập nhật phần mềm quản lý đơn trong toàn Ngành; quá trình thực hiện cần đánh giá đúng thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đề xuất giải pháp, kiến nghị để đảm bảo việc phân loại, xử lý đơn thuận tiện, chính xác, giảm thiểu thời gian và nhân lực thực hiện.
II. NHỮNG NHIỆM VỤ CỤ THỂ
1. Công tác tiếp công dân, tiếp nhận, xử lý, quản lý đơn
- Viện trưởng VKSND các cấp quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác tiếp công dân, thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm tiếp công dân của Viện trưởng VKSND theo quy định của Luật Tiếp công dân và quy định của Ngành. Gắn công tác tiếp công dân thường xuyên với công tác tuyên truyền, phổ biến, giải thích pháp luật; tổ chức đối thoại khi giải quyết khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền, nhất là đối với những vụ việc phức tạp, bức xúc, kéo dài.
- Đơn vị kiểm sát, giải quyết đơn khiếu nại tố cáo trong hoạt động tư pháp tiếp công dân thường xuyên và phối hợp với đơn vị nghiệp vụ có liên quan xác định thời gian tiếp công dân đối với từng vụ việc cụ thể nhằm giải quyết kịp thời và dứt điểm đơn khiếu nại, tố cáo.
- Nâng cao trách nhiệm của công chức Kiểm sát trong việc tiếp nhận, phân loại, xử lý và quản lý đơn đảm bảo kịp thời, đầy đủ, chặt chẽ, chính xác, không để ảnh hưởng thời hạn giải quyết đơn thuộc thẩm quyền. Với đặc thù đơn khiếu nại, tố cáo tiếp nhận rất nhiều nhưng thuộc thẩm quyền giải quyết ít, do đó cần đặc biệt quan tâm đến công tác phân loại, xử lý đơn khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp để phục vụ công tác kiểm sát việc giải quyết.
- Quản lý chặt chẽ việc tiếp nhận, phân loại, xử lý đối với các đơn cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Đại biểu Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các cơ quan báo chí chuyển đến, đôn đốc các đơn vị, bộ phận liên quan thông báo kết quả hoặc tiến độ giải quyết cho các cơ quan chuyển đơn, người chuyển đơn biết; định kỳ hàng tháng báo cáo về VKSND tối cao (qua Vụ 12);

Tài liệu liên quan

Tải ứng dụng Tài Liệu PDF
giúp trải nghiệm tốt hơn

Lịch sử tải

Chưa có ai tải tài liệu này!