Danh mục : Pháp luật

Upload vào lúc : 1 năm trước

File gốc : Kế Hoạch 118-KH-UBND.pdf

Số lần xem : 100

Số lượt tải xuống : 0

Kích thước : 0.57 Mb

Số trang : 6

Tải xuống (0.57 Mb)

Xem trên điện thoại
Đọc Kế Hoạch 118/KH-UBND trên điện thoại

Tags

Giới thiệu về tài liệu

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LAI CHÂU
------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 118/KH-UBND Lai Châu, ngày 11 tháng 01 năm 2023
KẾ HOẠCH
CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG, TIÊU CỰC NĂM 2023
Thực hiện Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Nghị định số 59/2019/NĐ-CP ngày 01/7/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Nghị định số 130/2020/NĐ-CP ngày 30/10/2020 của Chính phủ về kiểm soát tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị; Công văn số 1831/TTCP-KHTH ngày 13/10/2022 của Thanh tra Chính phủ về việc hướng dẫn xây dựng Kế hoạch thanh tra năm 2023, Ủy ban nhân dân(UBND) tỉnh Lai Châu ban hành Kế hoạch công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực năm 2023, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tăng cường trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị, địa phương (gọi tắt là đơn vị) trong việc chỉ đạo, điều hành thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện tốt các nhiệm vụ, giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo đúng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Triển khai đồng bộ, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; nâng cao ý thức, trách nhiệm, nhận thức của người đứng đầu đơn vị và đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; phát huy vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.
Đẩy mạnh cải cách hành chính, thực hiện nghiêm các quy định về công khai minh bạch và trách nhiệm giải trình của các đơn vị; kiểm soát có hiệu quả tài sản, thu nhập của người có chức vụ, quyền hạn; tập trung vào các lĩnh vực, địa bàn nhạy cảm như lĩnh vực đấu thầu, đấu giá, các chương trình mục tiêu quốc gia, tránh trục lợi chính sách.
Tăng cường hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các đơn vị trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực gắn với tăng cường hoạt động quản lý nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; phát hiện, ngăn chặn và kịp thời xử lý nghiêm minh các hành vi, vụ việc, vụ án tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng theo quy định của pháp luật; từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.
2. Yêu cầu
Cụ thể hóa các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh, từng đơn vị; xác định trách nhiệm của các đơn vị trước hết là trách nhiệm của người đứng đầu.
Thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tham nhũng, tiêu cực gắn với việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, trong đó xác định phòng ngừa là chính; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh các hành vi tham nhũng, hành vi bao che, ngăn cản việc chống tham nhũng, đặc biệt ở những ngành, lĩnh vực, địa phương, đơn vị có dư luận xã hội phản ánh tham nhũng, tiêu cực phát sinh đơn khiếu nại, tố cáo; bảo đảm xử lý kiên quyết kịp thời, đúng quy định.
Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực tỉnh nhận thức đúng và chấp hành thực hiện tốt các quy định về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; ngăn chặn có hiệu quả tình trạng nhũng nhiễu, gây phiền hà cho người dân, doanh nghiệp trong giải quyết công việc; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có phẩm chất đạo đức, công chính, liêm minh, có năng lực, chuyên môn đáp ứng nhiệm vụ được giao.
II. NỘI DUNG
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo
Thủ trưởng các đơn vị tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo, triển khai thực hiện đồng bộ, nghiêm túc các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện đồng bộ các giải pháp ngừa tham nhũng, tiêu cực; phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm các hành vi tham nhũng, tiêu cực theo quy định củ a pháp luật; chỉ đạo triển khai có hiệu quả các quy định của pháp luật về kiểm soát tài sản, thu nhập; kiểm soát xung đột lợi ích, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực khu vực trong và ngoài nhà nước; thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm, từng bước ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, tiêu cực; kiểm tra, rà soát, tham mưu đề xuất cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý kinh tế - xã hội, các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực nhằm tạo hành lang pháp lý chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất làm cơ sở thực hiện hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo quy định.
2. Thường xuyên đổi mới công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Thủ trưởng các đơn vị tiếp tục chỉ đạo, triển khai công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; từng bước đổi mới hình thức, cách thức tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực cho phù hợp với điều kiện thực tế. Nội dung tuyên truyền tập trung vào các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, nhất là các văn bản mới ban hành, trọng tâm là Chỉ thị số 33-CT/TW, ngày 03/01/2014 của Bộ Chính trị về sự tăng cường lãnh đạo của Đảng đối với việc kê khai và kiểm soát kê khai tài sản, các quy định về công khai minh bạch của Luật Phòng, chống tham nhũng năm 2018; Chỉ thị số 50-CT/TW, ngày 07/12/2015 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phát hiện, xử lý các vụ việc, vụ án tham nhũng; Kết luận số 10-KL/TW, ngày 26/12/2016 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 3 Khóa X về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí”; Kết luận của Tổng Bí thư tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 10 năm công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Chỉ thị số 12/CT-TTg ngày 28/4/2016 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác phát hiện, xử lý vụ việc, vụ án tham nhũng, đồng thời thực hiện nghiêm các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng và các văn bản pháp luật hướng dẫn thi hành, nhằm đảm bảo kịp thời, đồng bộ, thống nhất và hiệu lực, hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng.
3. Thực hiện đồng bộ có hiệu quả các giải pháp phòng ngừa tham nhũng, tiêu cực trong các đơn vị
Thủ trưởng các đơn vị tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin; tăng cường công khai, minh bạch trong hoạt động của đơn vị nhất là trong công tác quy hoạch, quản lý xây dựng đô thị, quản lý đất đai, đấu thầu, tuyển dụng, bổ nhiệm cán bộ, công chức, viên chức,...; đẩy mạnh công tác cải cách hành chính theo hướng tinh, gọn, tránh gây phiền hà cho nhân dân; công khai, niêm yết các thủ tục hành chính; thực hiện nghiêm quy tắc ứng xử, quy tắc đạo đức nghề nghiệp và chuyển đổi vị trí công tác của cán bộ, công chức, viên chức; minh bạch tài sản, thu nhập của cán bộ, công chức, viên chức; xây dựng và thực hiện tốt các chế độ, định mức, tiêu chuẩn; rà soát, chấn chỉnh ngay tình trạng để quá hạn, từ chối hoặc trì hoãn giải quyết thủ tục hành chính không đúng quy định pháp luật; kịp thời điều chuyển, thay thế ngay cán bộ, công chức, viên chức cố tình sai phạm hoặc giải quyết công việc thường xuyên trễ hạn, có nhiều dư luận, biểu hiện tham nhũng, tiêu cực, uy tín giảm sút, không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ; thường xuyên rà soát các văn bản trong lĩnh vực phụ trách theo phạm vi chức năng tham mưu quản lý Nhà nước của mình để đề xuất xử lý các nội dung không còn phù hợp và tham mưu sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành mới các chính sách, quy định.
4. Công tác phát hiện, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực
4.1. Công tác tự kiểm tra của đơn vị
Thủ trưởng các đơn vị có trách nhiệm chủ động xây dựng kế hoạch thực hiện tự kiểm tra việc thực thi nhiệm vụ, công vụ của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của mình nhằm kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hành vi tham nhũng, tiêu cực; thường xuyên đôn đốc đơn vị trực thuộc kiểm tra người có chức vụ, quyền hạn do mình quản lý trong việc thực hiện nhiệm vụ, công vụ, chỉ đạo việc tự kiểm tra tài chính, kế toán theo quy định tại Quyết định số 67/2004/QĐ-BTC ngày 13/8/2004 của Bộ Tài chính về Quy chế tự kiểm tra tài chính, kế toán tại các đơn vị có sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước.
4.2. Công tác thanh tra, kiểm tra
Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra; chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra công vụ về thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao để kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp tham nhũng, tiêu cực; thanh tra trách nhiệm của người đứng đầu trong thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực trong công tác cán bộ, thanh tra chuyên ngành đối với các ngành, lĩnh vực thường xuyên có dư luận về tiêu cực, lãng phí. Thường xuyên rà soát, tổ chức thực hiện nghiêm túc kết luận thanh tra, quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo có hiệu lực pháp luật. Công tác thanh tra, kiểm tra phải đảm bảo hiệu lực, hiệu quả, tránh chồng chéo, hình thức, gây phiền hà cho địa phương, cơ sở, doanh nghiệp.

Tài liệu liên quan

Tải ứng dụng Tài Liệu PDF
giúp trải nghiệm tốt hơn

Lịch sử tải

Chưa có ai tải tài liệu này!