Danh mục : Pháp luật

Upload vào lúc : 1 năm trước

File gốc : Chỉ Thị 01-CT-VKSTC.pdf

Số lần xem : 96

Số lượt tải xuống : 0

Kích thước : 0.06 Mb

Số trang : 3

Tải xuống (0.06 Mb)

Xem trên điện thoại
Đọc Chỉ Thị 01/CT-VKSTC trên điện thoại

Tags

Giới thiệu về tài liệu

VIỆN KIỂM SÁT NHÂN DÂN
TỐI CAO
------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01/CT-VKSTC Hà Nội, ngày 02 tháng 12 năm 2022

CHỈ THỊ
CÔNG TÁC CỦA NGÀNH KIỂM SÁT NHÂN DÂN NĂM 2023
Năm 2023, với phương châm công tác: “Đoàn kết, trách nhiệm - kỷ cương, liêm chính - bản lĩnh, hiệu quả”, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao yêu cầu toàn Ngành Kiểm sát tập trung thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Ngành, đạt và vượt các chỉ tiêu công tác của Quốc hội giao với mục tiêu: “Tiếp tục giữ vững kỷ luật, kỷ cương, trước hết là từ trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu các cấp Kiểm sát; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức Viện kiểm sát các cấp nắm vững pháp luật, giỏi chuyên môn nghiệp vụ, có đạo đức nghề nghiệp và bản lĩnh chính trị vững vàng, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ được giao; tăng cường trách nhiệm công tố, kiểm sát chặt chẽ các hoạt động tư pháp bảo đảm tuân thủ đúng quy định pháp luật; thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm; đổi mới mạnh mẽ, toàn diện và nâng chất hoạt động của Cơ quan điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong toàn ngành góp phần bảo đảm thực hiện tốt vai trò, nhiệm vụ của Viện kiểm sát nhân dân trong giai đoạn hiện nay”. Toàn Ngành Kiểm sát nhân dân tập trung thực hiện có hiệu quả những nhiệm vụ trọng tâm sau:
1. Thủ trưởng đơn vị, người đứng đầu Viện kiểm sát các cấp và tập thể lãnh đạo đơn vị phải tập trung xây dựng và giữ gìn sự đoàn kết, nêu cao hơn nữa vai trò trách nhiệm nêu gương, tu dưỡng, rèn luyện đạo đức, gương mẫu trong công việc; phân công và sử dụng hợp lý, hiệu quả biên chế cán bộ hiện có của từng đơn vị; tăng cường công tác đào tạo và tự đào tạo cán bộ thông qua phân công giao việc theo hướng “chọn người theo yêu cầu công việc”; đánh giá đúng khả năng công tác của mỗi cán bộ để sắp xếp, phân công, chuyển đổi vị trí công tác nhằm đào tạo, phát huy sở trường của từng cán bộ và phòng chống tham nhũng, tiêu cực, đồng thời bảo vệ cán bộ trong thực hiện nhiệm vụ.
Siết chặt kỷ luật, kỷ cương trong thực thi công vụ; tăng cường công tác thanh tra, tự kiểm tra trong đơn vị, xử lý nghiêm những vi phạm, tiêu cực của cán bộ, công chức trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ được giao. Những đơn vị nào lãnh đạo chủ động phát hiện và xử lý nghiêm vi phạm thì căn cứ tính chất mức độ, hậu quả của vi phạm được ngăn chặn, khắc phục sẽ không đánh giá vào thành tích thi đua của đơn vị. Nếu thông qua kiểm tra, thanh tra của cấp trên phát hiện vi phạm và xử lý thì sẽ xem xét xử lý nghiêm trách nhiệm người phụ trách, người đứng đầu đơn vị đó.
2. Toàn Ngành Kiểm sát tiếp tục xác định chống oan sai, chống bỏ lọt tội phạm, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực là nhiệm vụ chính trị quan trọng hàng đầu. Tăng cường hơn nữa vai trò, trách nhiệm công tố, gắn công tố với hoạt động điều tra ngay từ giai đoạn đầu thụ lý giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm và kiến nghị khởi tố; chủ động đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng công tác thực hành quyền công tố, kiểm sát điều tra, truy tố, xét xử; nâng cao chất lượng tranh tụng của Kiểm sát viên tại các phiên tòa; thực hiện nghiêm các nguyên tắc của pháp luật hình sự, trong đó chú trọng nguyên tắc suy đoán vô tội, trọng chứng hơn trọng cung, kịp thời chuyển hóa chứng cứ chứng minh tội phạm trong giải quyết các vụ án hình sự. Viện kiểm sát các cấp chủ động phối hợp, tập trung rà soát giải quyết dứt điểm đối với các vụ án, tin báo tạm đình chỉ còn tồn đọng; tập trung triển khai nghiêm túc, có hiệu quả quy định của Bộ luật tố tụng hình sự trong công tác kiểm sát việc tiếp nhận, kiểm tra xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm của Công an cấp xã.
3. Lãnh đạo Viện kiểm sát các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, tăng cường công tác phối hợp nhằm đẩy nhanh tiến độ điều tra, xử lý nghiêm minh các vụ án, vụ việc tham nhũng, tiêu cực nghiêm trọng, phức tạp, dư luận xã hội quan tâm, nhất là các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và Ban Chỉ đạo cấp tỉnh về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo; tham mưu chỉ đạo tập trung vào những lĩnh vực dễ phát sinh tham nhũng, tiêu cực, những vấn đề dư luận xã hội bức xúc, những vấn đề nổi cộm; phối hợp với các cơ quan tiến hành tố tụng trong xử lý tội phạm tham nhũng, nghiêm trị kẻ chủ mưu, cầm đầu; khoan hồng với những người ăn năn hối cải, tích cực khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại. Quyết liệt hơn trong áp dụng các biện pháp nhằm thu hồi tài sản Nhà nước bị thiệt hại, thất thoát, chiếm đoạt trong các vụ án để nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng.

Tài liệu liên quan

Tải ứng dụng Tài Liệu PDF
giúp trải nghiệm tốt hơn

Lịch sử tải

Chưa có ai tải tài liệu này!