Danh mục : Khoa Học
Upload vào lúc : 1 năm trước
File gốc : Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT.pdf
Số lần xem : 1538
Số lượt tải xuống : 16
Kích thước : 0.33 Mb
Số trang : 11
Danh mục : Khoa Học
Upload vào lúc : 1 năm trước
File gốc : Tiểu luận môn Tư tưởng Hồ Chí Minh - TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT.pdf
Số lần xem : 1538
Số lượt tải xuống : 16
Kích thước : 0.33 Mb
Số trang : 11
LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Với tấm lòng yêu nước, thương dân, khao khát giành lại độc lập tự do cho đất nước từ các nước thuộc địa đế quốc, Chủ tịch Hồ Chí Minh sẵn sàng ra đi tìm đường cứu nước, học tập từ chiến thắng của các cuộc cách mạng dân tộc tiêu biểu trên thế giới để đúc kết được phương pháp và áp dụng cho dân tộc Việt Nam. Chính nhờ sự khao khát tìm tòi, học hỏi và nghiên cứu, Người nhận ra được tình yêu đất nước, yêu độc lập tự do của nhân dân Việt Nam rất lớn và nhân dân cả nước luôn sẵn lòng cùng nhau đoàn kết chống lại giặc ngoại xâm. “Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước” [1], từ thực tiễn lịch sử đó, Hồ Chủ tịch đã khẳng định đoàn kết là một trong các truyền thống quí báu của dân tộc ta đã được hun đúc trên nền tảng lòng yêu nước nồng nàn của các thế hệ người Việt Nam.
Để góp phần nhìn nhận lại một lần nữa những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và cùng với Đảng Cộng sản Việt Nam chung tay vận dụng những tư tưởng của Người trong việc thực hiện tốt tinh thần đoàn kết của dân tộc Việt Nam, em xin thực hiện đề tài: “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong giai đoạn hiện nay” làm bài tiểu luận kết thúc học phần Tư tưởng Hồ Chí Minh.
CHƯƠNG 1. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN
KẾT TOÀN DÂN TỘC
1.1. Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc
Quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết toàn dân tộc được hình thành từ những cơ sở sau đây:
1.1.1. Truyền thống yêu nước, nhân ái, tinh thần cố kết cộng đồng của dân tộc Việt Nam.
Trải qua hàng ngàn năm đấu tranh dựng nước và giữ nước, tinh thần yêu nước gắn liền với ý thức cộng đồng, ý thức cố kết dân tộc, đoàn kết dân tộc của dân tộc Việt Nam đã được hình thành và củng cố, tạo thành một truyền thống bền vững. Hồ Chí Minh cũng là một người con trong dân tộc Việt Nam nên Người đã sớm hấp thụ và nhận thức được vai trò của truyền thống yêu nước -nhân nghĩa -đoàn kết của dân tộc. Người khẳng định: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta. Từ xưa đến nay, mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”. Chủ nghĩa yêu nước, truyền thống đoàn kết, cộng đồng của dân tộc Việt Nam là cơ sở đầu tiên, sâu xa cho sự hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
1.1.2. Quan điểm của chủ nghĩa Mác -Lênin coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng
Theo chủ nghĩa Mác – Lênin, cách mạng là sự nghiệp của quần chúng, dân chính là người tạo ra lịch sử và liên minh công nông chính là cơ sở để xây dựng lực lượng to lớn của cách mạng. Hồ Chí Minh đến với chủ nghĩa Mác – Lênin là vì chủ nghĩa Mác – Lênin đã chỉ ra cho các dân tộc bị áp bức con đường tự giải phóng. chủ nghĩa Mác-Lênin không những đã chỉ ra vai trò của quần chúng nhân dân trong lịch sử mà còn chỉ ra vị trí của khối liên minh công nông trong cách mạng vô sản. Đó là những quan điểm lý luận hết sức cần thiết để Hồ Chí Minh có cơ sở khoa học trong sự đánh giá chính xác yếu tố tích cực cũng như những hạn chế trong các di sản truyền thống, trong tư tưởng tập hợp lực lượng của các nhà yêu nước Việt Nam tiền bối và các nhà cách mạng lớn trên thế giới, từ đó hình thành tư tưởng của Người về đại đoàn kết dân tộc.
1.1.3. Tổng kết những kinh nghiệm thành công và thất bại của các phong trào cách mạng Việt Nam và thế giới
Trong những năm tháng ra đi tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã luôn nghiên cứu, tổng kết các kinh nghiệm của phong trào yêu nước Việt Nam và phong trào cách mạng trên thế giới, nhất là phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của các nước thuộc địa. Đặc biệt là Bác Hồ đã nghiên cứu những bài học kinh nghiệm của cuộc Cách mạng Tháng Mười Nga. Những là bài học về huy động, tập hợp lực lượng quần chúng công nông đông đảo để giành và giữ chính quyền cách mạng, để xây dựng chế độ xã hội chủ nghĩa đã giúp Hồ Chí Minh thấy rõ tầm quan trọng của việc đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng, trước hết là công nông.
Ngoài ra, đối với các phong trào cách mạng ở các nước thuộc địa và phụ thuộc, Người đặc biệt chú ý đến Trung Quốc và Ấn Độ, hai nước có thể đem lại cho Việt Nam nhiều bài học rất bổ ích về tập hợp các lực lượng yêu nước tiến bộ để tiến hành cách mạng. Những kinh nghiệm rút ra từ thành công hay thất bại của các phong trào dân tộc dân chủ, nhất là kinh nghiệm thắng lợi của Cách mạng Tháng Mười Nga là cơ sở thực tiễn cần thiết cho việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc.
1.2. Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc