Danh mục : Khoa Học

Upload vào lúc : 1 năm trước

File gốc : Tiểu luận Khoa Học Quản Lý - Phân tích các phương pháp quản lý cơ bản.pdf

Số lần xem : 238

Số lượt tải xuống : 3

Kích thước : 0.26 Mb

Số trang : 11

Tải xuống (0.26 Mb)

Xem trên điện thoại
Đọc Tiểu Luận Khoa Học Quản Lý : Phân tích các phương pháp quản lý cơ bản và vận dụng vào lĩnh vực công tác trên điện thoại

Tags

Giới thiệu về tài liệu

“Phân tích các phương pháp quản lý cơ bản và vận dụng vào lĩnh vực công tác”.

LỜI MỞ ĐẦU
Để quản lý có hiệu quả một tổ chức, cùng với việc tuân thủ đúng các nguyên tắc quản lý các nhà quản lý cần phải vận dụng sáng tạo và linh hoạt các phương pháp quản lý.
Phương pháp quản lý là tổng thể những cách thức tác động có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý (cấp dưới và các tiềm năng của tổ chức) và khách thể quản lý (các hệ thống khác, các ràng buộc của môi trường…) trên cơ sở lựa chọn những công cụ và phương tiện thích hợp nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.
Vì vậy em đã chọn đề tài: “Phân tích các phương pháp quản lý cơ bản và vận dụng vào lĩnh vực công tác”.
Do kiến thức còn hạn chế và thời gian thực hiện ngắn nên không thể tránh có sai sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của thầy cô.

1. Khái niệm và vai trò của phương pháp quản lý

1.1. Khái niệm
Phương pháp quản lý là cách thức mà chủ thể quản lý tác động vào đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu nhất định.
Phương pháp quản lý là yếu tố linh hoạt, thường được thay đổi theo đối tượng và tình huống quản lý. Các nhà quản lý chỉ thực hiện tốt các chức năng của mình khi nhận thức đúng và sử dụng tốt các phương pháp quản lý.
1.2 Những phương pháp quản lý cơ bản
Có nhiều cách tiếp cận và quan niệm khác nhau về các phương pháp quản lý. Điều đó là do trong thực tế người ta xuất phát từ những cơ sở và tiêu chí khác nhau để phân loại.
Việc phân loại phương pháp quản lý ở đây là căn cứ vào việc lựa chọn các công cụ quản lý và lựa chọn cách thức tác động của chủ thể quản lý đối với đối tượng quản lý. Theo đó có thể phân loại phương pháp quản lý bao gồm ba nhóm sau đây:
- Nhóm phương pháp quản lý căn cứ vào việc sử dụng quyền lực
- Nhóm phương pháp quản lý dựa vào việc sử dụng các công cụ có tính vật chất
- Nhóm phương pháp quản lý dựa vào việc sử dụng các công cụ có tính phi vật chất

2. Phân tích các phương pháp quản lý cơ bản


2.1. Nhóm phương pháp quản lý căn cứ vào việc sử dụng quyền lực

Nhóm phương pháp quản lý căn cứ vào việc sử dụng quyền lực có ba phương pháp quản lý điển hình:
2.1.1 Phương pháp quản lý chuyên quyền
Để hiểu được phương pháp quản lý chuyên quyền, trước hết cần phải làm rõ hàm nghĩa của chuyên quyền.
Chuyên quyền là việc sử dụng quyền lực một cách tối đa ở mọi lúc mọi nơi.
Chuyên quyền được biểu hiện ở các dấu hiệu: không san sẻ, không uỷ quyền, không giao quyền hay là không chấp nhận sự tham gia của người khác vào quá trình sử dụng quyền lực, nhất là trong việc ra quyết định.
Chuyên quyền có thể tồn tại dưới nhiều dạng thức phái sinh: độc quyền, lạm quyền, tiếm quyền, vượt quyền. Đó là những hình thức chủ thể quản lý vi phạm thẩm quyền hay là vượt khỏi quyền hạn cho phép.
- Phương pháp chuyên quyền là tác động cưỡng chế, áp đặt của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trên cơ sở sử dụng quyền lực một cách tối đa trong điều kiện, hoàn cảnh đặc biệt, với những công việc đặc thù, nhằm đạt tới hiệu quả tối ưu.
Phương pháp chuyên quyền có những đặc trưng cơ bản:
- Lựa chọn công cụ
Chủ thể quản lý sử dụng công cụ quyền lực để xây dựng nội quy, quy chế, các chính sách và các quyết định quản lý. Thực hiện chế độ thông tin một chiều.
- Cách thức tác động
Chủ thể quản lý tác động tới đối tượng quản lý bằng cưỡng chế, hình phạt, kiểm tra, giám sát chặt chẽ và buộc họ phải thực thi mệnh lệnh một cách triệt để.
- Đối tượng, hoàn cảnh và tính chất công việc
Phương pháp chuyên quyền gắn liền với đối tượng quản lý, hoàn cảnh và những công việc đặc thù.
Ưu điểm:
- Hạn chế sự trì trệ: Theo đó, người đứng đầu sẽ tự mình vạch ra kế hoạch tối ưu nhất và yêu cầu các thành viên thực hiện theo chỉ thị của mình.
Nhờ vậy, ngăn chặn các doanh nghiệp hoặc dự án bị trì trệ do tổ chức kém hoặc thiếu sự thống nhất.
- Thử thách năng lực nhân viên: Trong những tình huống như vậy, các nhà lãnh đạo độc đoán sẽ có sức ảnh hưởng lớn khiến các cá nhân buộc phải thực hiện nhiệm vụ đúng thời hạn được giao. Một số dự án đòi hỏi sự lãnh đạo mạnh mẽ để hoàn thành công việc một cách nhanh chóng và hiệu quả.
- Tạo áp lực tích cực: giúp các thành viên trong tổ chức phải trau dồi thường xuyên để có kỹ năng thực hiện các nhiệm vụ hiệu quả.
Nhược điểm:
- Dễ dẫn đến sự bất đồng quan điểm và phẫn nộ giữa các thành viên trong nhóm.
Các nhà lãnh đạo độc đoán có xu hướng bỏ qua những đề xuất mới và không tham khảo ý kiến của các thành viên khác. Vì vậy, các thành viên cảm thấy kỹ năng và ý kiến đóng góp của mình không được tôn trọng và không hài lòng.
- Tính chất chuyên quyền có thể loại bỏ các giải pháp sáng tạo cho các vấn đề, như vậy sẽ làm tổn hại đến thành công chung của nhóm. Trong khi đó lực lượng lao động ngày nay được giáo dục tốt hơn về kỹ năng và kiến thức và xu hướng hiện đại khuyến khích việc ra quyết định ở tất cả các cấp bậc.

2.1.2 Phương pháp quản lý dân chủ

Phương pháp dân chủ là tác động qua lại, hài hoà của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý trên cơ sở sử dụng quyền lực một cách phù hợp nhằm đạt tới hiệu quả tối ưu.
Phương pháp dân chủ có những đặc trưng cơ bản: + Lựa chọn công cụ
Chủ thể quản lý sử dụng công cụ quyền lực trong giới hạn cho phép trên cơ sở bàn bạc, thảo luận với cấp dưới để phát huy tính sáng tạo của họ trong việc xây dựng nội quy, quy chế, các chính sách và các quyết định quản lý. Thông tin đa chiều từ trên xuống, từ dưới lên, thông tinh theo chiều ngang dọc một cách rộng rãi.
+ Cách thức tác động
Chủ thể quản lý tác động tới đối tượng quản lý bằng quyền lực một cách phù hợp: thực hiện chế độ thưởng phạt công bằng; giao quyền và phân công công việc rõ ràng, đúng đắn và công khai; sử dụng hệ thống kiểm tra, giám sát vừa đảm bảo tính nghiêm minh của tổ chức vừa phát huy được tính độc lập tương đối của cấp dưới.
+ Đối tượng, hoàn cảnh và tính chất công việc
Phương pháp quản lý dân chủ gắn liền với những công việc liên quan tới xây dựng các quyết định chiến lược, các chính sách, nội quy, quy chế của tổ chức trong điều kiện hoàn cảnh bình thường.
Ưu điểm
Khuyến khích tham gia vào công việc chung: bằng cách nuôi dưỡng sự gắn kết và hòa n hập, các thành viên trong nhóm cảm thấy mình quan trọng hơn. Khi bạn thể hiện tinh thần sẵn sàng lắng nghe những mối quan tâm của họ, nhân viên của bạn sẽ cảm thấy được trân trọng và sẵn sàng cống hiến cho doanh nghiệp.

Tài liệu liên quan

Tải ứng dụng Tài Liệu PDF
giúp trải nghiệm tốt hơn

Lịch sử tải