Danh mục : Pháp luật

Upload vào lúc : 1 năm trước

File gốc : Kế Hoạch 01-KH-UBND Tỉnh Tuyên Quang.pdf

Số lần xem : 138

Số lượt tải xuống : 0

Kích thước : 0.64 Mb

Số trang : 12

Tải xuống (0.64 Mb)

Xem trên điện thoại
Đọc Kế Hoạch 01/KH-UBND Tỉnh Tuyên Quang trên điện thoại

Tags

Giới thiệu về tài liệu

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 01/KH-UBND Tuyên Quang, ngày 10 tháng 01 năm 2023
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TUYÊN QUANG GIAI ĐOẠN 2023-2030
Căn cứ Luật Thủy sản ngày 21 tháng 11 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 26/2019/NĐ-CP ngày 08/3/2019 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật thủy sản;
Căn cứ Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 16/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản giai đoạn 2021-2030.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang giai đoạn 2023-2030 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Cụ thể hóa các nội dung của Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản gia đoạn 2021-2030 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 985/QĐ-TTg ngày 16/8/2022.
Phát triển nuôi trồng thủy sản trên cơ sở khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của các địa phương trên địa bàn tỉnh, sản xuất hàng hóa có thương hiệu uy tín, gia tăng giá trị, bền vững, có khả năng cạnh tranh cao và thích ứng với biến đổi khí hậu; hình thành chuỗi giá trị sản xuất thủy sản, đáp ứng nhu cầu thực phẩm an toàn, phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng.
Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản theo định hướng thị trường, thân thiện môi trường, bảo đảm an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, an sinh xã hội. Phát triển thủy sản gắn với nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, góp phần xây dựng nông thôn mới.
Thu hút các nguồn lực, các thành phần kinh tế đầu tư phát triển thủy sản hiệu quả. Tăng cường nghiên cứu áp dụng tiến bộ khoa học trong sản xuất thủy sản an toàn sinh học, tiết kiệm tài nguyên nước và nâng cao năng lực quản lý nhà nước.
2. Yêu cầu
Các nhiệm vụ, giải pháp đề ra thiết thực hiệu quả, có tính khả thi; đảm bảo phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
Trong quá trình thực hiện, các cấp, các ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố, đơn vị liên quan kịp thời tham mưu đề xuất, kiến nghị với cấp có thẩm quyền các giải pháp cụ thể, phù hợp với tình hình thực tế nhằm thực hiện hiệu quả công tác phát triển thủy sản trên địa bàn, lĩnh vực quản lý.
II. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Phát triển thủy sản theo hướng gia tăng giá trị hiệu quả, bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu; có cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; có thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh; đời sống vật chất tinh thần của người dân được nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Khai thác hiệu quả tiềm năng lợi thế để phát triển nuôi trồng thủy sản; chuyển đổi phương thức nuôi bán thâm canh sang nuôi thâm canh, siêu thâm canh.
2. Mục tiêu cụ thể
a) Giai đoạn 2023 - 2025
- Diện tích nuôi trồng thủy sản đến năm 2025 đạt 3.079 ha. Số lồng nuôi cá 2.728 lồng (số lượng lồng nuôi cá đặc sản, cá có giá trị kinh tế cao trên sông, hồ thủy điện đạt trên 50%).
- Sản lượng thủy sản đạt 14.200 tấn/năm (trong đó cá đặc sản, cá có giá trị kinh tế cao 2.683 tấn/năm, cá truyền thống 11.517 tấn/năm).
- Sản xuất giống thuỷ sản: Đến năm 2025, toàn tỉnh sản xuất, ương dưỡng dịch vụ được 102,15 triệu con cá truyền thống; 2,15 triệu con cá giống đặc sản.
- Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Tỷ lệ giá trị sản phẩm thủy sản được sản xuất theo các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 30%.
b) Giai đoạn 2026 - 2030
- Đến năm 2030, tổng sản lượng thủy sản đạt 18.123 tấn/năm, tốc độ tăng trưởng giá trị nuôi trồng thủy sản đạt trung bình 5%/năm.
- Chủ động sản xuất, cung ứng trên 70% giống thủy sản các loại; cải thiện chất lượng con giống các loài cá đặc sản, cá chủ lực, trong đó 100% đối tượng cá đặc sản là giống chất lượng cao, sạch bệnh.
- Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm thủy sản. Tỷ lệ giá trị sản phẩm thủy sản được sản xuất theo các hình thức hợp tác và liên kết đạt trên 60%.
(Chi tiết tại biểu số 01 kèm theo)
III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU
1. Công tác tuyên truyền
Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền đến các cấp chính quyền, các ngành, các cơ quan, doanh nghiệp,các tổ chức chính trị xã hội, cộng đồng dân cư và mỗi người dân để nâng cao nhận thức và tầm quan trọng của Chương trình Quốc gia phát triển nuôi trồng thủy sản đối với sự phát triển kinh tế -xã hội và an ninh quốc phòng; chú trọng nội dung tuyên truyền, phổ biến Luật Thủy sản, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật, các tiến bộ khoa học kỹ thuật; an toàn trong nuôi trồng, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm thủy sản.
- Tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về an toàn thực phẩm trong các công đoạn sản xuất, thu hoạch, chế biến, vận chuyển sản phẩm thủy sản.
2. Phát triển nuôi trồng thủy sản
a) Sản xuất, ương dưỡng giống thủy sản
Thu hút các thành phần kinh tế đầu tư sản xuất giống thủy sản theo tiêu chuẩn chất lượng, an toàn dịch bệnh, an toàn sinh học, đáp ứng nhu cầu con giống nuôi thương phẩm; khuyến khích nghiên cứu, tiếp nhận và áp dụng khoa học, kỹ thuật, công nghệ vào sản xuất, ương dưỡng giống; phát huy hiệu quả hoạt động của các cơ sở sản xuất giống thủy sản đã được đầu tư; chủ động phát triển giống các đối tượng nuôi chủ lực, giá trị kinh tế cao, các loài mới có tiềm năng, cụ thể:
- Đối với cá truyền thống: Tiếp tục chủ động, mở rộng sản xuất giống nhân tạo; áp dụng các giải pháp kỹ thuật mới, chuyển giao công nghệ mới trong sản xuất ương dưỡng, chọn giống (giống mới, đơn tính, con lai, đa bội...) để nâng cao chất lượng con giống.
- Đối với cá đặc sản: Tiếp tục ứng dụng kết quả của các đề tài, dự án khoa học đã thực hiện thành công, để dần hoàn thiện quy trình công nghệ sản xuất giống các loài cá đặc sản, cá có giá trị kinh kế cao bằng phương pháp sinh sản nhân tạo, như cá: Chiên, Lăng chấm, Rầm xanh,... từng bước đáp ứng nhu cầu con giống nuôi thương phẩm cho các tổ chức, cá nhân và hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh.
- Đối với các loài thủy sản chưa chủ động được việc sản xuất giống nhân tạo: Kiểm soát chặt chẽ số lượng, chất lượng con giống khi vận chuyển vào địa bàn tỉnh tỉnh.

Tài liệu liên quan

Tải ứng dụng Tài Liệu PDF
giúp trải nghiệm tốt hơn

Lịch sử tải

Chưa có ai tải tài liệu này!