Danh mục : Pháp luật

Upload vào lúc : 1 năm trước

File gốc : Thông Báo 4-TB-VPCP.pdf

Số lần xem : 119

Số lượt tải xuống : 0

Kích thước : 0.5 Mb

Số trang : 3

Tải xuống (0.5 Mb)

Xem trên điện thoại
Đọc Thông Báo 4/TB-VPCP trên điện thoại

Tags

Giới thiệu về tài liệu

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 4/TB-VPCP Hà Nội, ngày 05 tháng 01 năm 2023
THÔNG BÁO
KẾT LUẬN CỦA PHÓ THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ LÊ MINH KHÁI - TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH GIÁ TẠI CUỘC HỌP BAN CHỈ ĐẠO ĐIỀU HÀNH GIÁ VỀ KẾT QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH GIÁ NĂM 2022 VÀ ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ, ĐIỀU HÀNH GIÁ NĂM 2023
Ngày 28 tháng 12 năm 2022, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái - Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá (Ban Chỉ đạo) đã chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo để bàn về kết quả công tác quản lý, điều hành giá năm 2022 và định hướng công tác quản lý, điều hành giá năm 2023. Sau khi nghe báo cáo của Bộ Tài chính và ý kiến thảo luận của thành viên Ban Chỉ đạo, đại diện các Bộ, ngành liên quan, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái - Trưởng Ban Chỉ đạo có ý kiến kết luận như sau:
1. Công tác quản lý, điều hành giá năm 2022 chịu nhiều áp lực do biến động rất nhanh, phức tạp, khó lường, khó dự báo với nhiều yếu tố mới tác động từ bối cảnh thế giới và khu vực. Giá một số mặt hàng chiến lược, nguyên vật liệu thiết yếu cho sản xuất trên thị trường trong nước biến động theo xu hướng tăng cao trong nửa đầu năm sau đó giảm hoặc ổn định trong nửa cuối năm.
Những yếu tố trên đã gây nhiều áp lực đến tình hình kinh tế - xã hội của đất nước, đặc biệt là công tác quản lý, điều hành giá và kiểm soát lạm phát. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo quyết liệt, chủ động, linh hoạt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành giá cùng sự triển khai tích cực của các bộ, ngành, địa phương đã kiểm soát được tình hình và kịp thời đưa ra những giải pháp phù hợp, kịp thời, hiệu quả, bảo đảm nguồn cung hàng hóa tiêu dùng thiết yếu và nguyên vật liệu đầu vào quan trọng của sản xuất; công tác quản lý điều hành giá được thực hiện thận trọng, cơ bản giữ ổn định giá các mặt hàng nhà nước định giá, điều hành giá xăng dầu sát với diễn biến giá thế giới nhưng với mức tăng thấp hơn; ban hành kịp thời các chính sách về thuế giúp giảm áp lực lên mặt bằng giá, từ đó giúp hạn chế những tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế xã hội, hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống nhân dân.
Sự chủ động, linh hoạt, tích cực trong hoạt động của Ban Chỉ đạo điều hành giá trong năm qua cùng sự tham mưu kịp thời của Nhóm giúp việc liên ngành đã góp phần quan trọng trong kết quả của công tác quản lý, điều hành giá nói riêng và tổng thể công tác điều hành kinh tế vĩ mô nói chung trong năm 2022, kịp thời đưa ra những giải pháp tổng thể liên quan đến chính sách tài khóa, tiền tệ, phân phối, sản xuất, sử dụng linh hoạt các công cụ quản lý giá...
Kết quả đạt được đến thời điểm này có thể khẳng định công tác quản lý, điều hành giá năm 2022 đã hoàn thành tốt nhiệm vụ do Thủ tướng Chính phủ giao. CPI bình quân năm 2022 tăng 3,15% so với năm 2021, hoàn thành mục tiêu kiểm soát lạm phát do Quốc hội và Chính phủ đề ra.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Chính phủ - Trưởng Ban chỉ đạo điều hành giá biểu dương và đánh giá cao sự cố gắng của các Bộ, ngành, địa phương đã phối hợp có trách nhiệm, chặt chẽ, quyết tâm, nỗ lực triển khai các giải pháp để kiểm soát lạm phát và đã đạt được kết quả tích cực trong công tác quản lý, điều hành giá.
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn một số tồn tại cần khắc phục; không được chủ quan, lơ là trước diễn biến nhanh của thị trường. Cá biệt trong một số thời điểm và cục bộ tại một số địa phương, công tác nắm bắt thông tin thị trường chưa thực sự sát sao, phản ứng chưa kịp thời, phối hợp chưa thực sự hiệu quả nên một số phản ứng chính sách còn chậm. Do đó, cần rút kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo, điều hành cần sự chủ động, linh hoạt và có sự chuẩn bị kĩ lưỡng, phối hợp hiệu quả hơn để đảm bảo thống nhất trong việc chỉ đạo, xử lý.
2. Năm 2023 dự báo tiếp tục có nhiều khó khăn, thách thức cho công tác quản lý, điều hành giá, tình hình kinh tế, địa-chính trị thế giới còn diễn biến phức tạp, lạm phát ở một số nước mặc dù có dấu hiệu hạ nhiệt nhưng dự báo vẫn tiếp tục là một vấn đề trọng tâm cần phải giải quyết, giá các mặt hàng nguyên vật liệu, các mặt hàng chiến lược trên thị trường thế giới tiềm ẩn nhiều nguy cơ tăng giá, rủi ro về tỷ giá tạo sức ép lên chi phí nhập khẩu nguyên nhiên vật liệu trong nước, nhu cầu tiêu thụ hàng hóa dự báo tăng sau khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp chống dịch. Bên cạnh đó, tình hình trong nước chịu tác động từ việc thực hiện lộ trình giá thị trường một số mặt hàng Nhà nước quản lý đã bị lùi thực hiện trong thời gian qua, một số chính sách về hỗ trợ về thuế sẽ hết hiệu lực từ đầu năm 2023, một số dự án lớn, những công trình trọng điểm quốc gia triển khai ngay từ đầu năm, áp lực tăng giá một số mặt hàng lương thực, thực phẩm sau khi điều chỉnh tăng lương cơ bản, đặc biệt, áp lực lạm phát bình quân sẽ tăng ngay từ quý I năm 2023 do lạm phát được tích lũy theo xu hướng tăng trong năm 2022.
Trong bối cảnh đó, công tác quản lý, điều hành giá năm 2023 cần tiếp tục phát huy những kết quả đã đạt được, thực hiện một cách chủ động, linh hoạt, bảo đảm kiểm soát tốc độ tăng chỉ số giá tiêu dùng bình quân cả năm ở mức khoảng 4,5% theo mục tiêu Quốc hội đề ra, đồng thời tiếp tục hỗ trợ tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh và đời sống của người dân, tiếp tục thực hiện lộ trình giá thị trường các dịch vụ công và hàng hóa do Nhà nước quản lý khi điều kiện cho phép và đẩy mạnh công tác hoàn thiện hệ thống pháp luật về giá, trình Quốc hội thông qua Luật giá sửa đổi.
Theo đó, các Bộ, ngành địa phương và các cơ quan có liên quan theo chức năng nhiệm vụ được giao triển khai tập trung các biện pháp sau:
a. Trước mắt, các bộ, ngành, địa phương cần chú trọng, tăng cường công tác quản lý, điều hành giá trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023, thực hiện nghiêm Chỉ thị số 19-CT/TW ngày 18 tháng 11 năm 2022 của Ban Bí thư về việc tổ chức Tết Quý Mão 2023 và Chỉ thị số 22/CT-TTg ngày 23 tháng 12 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm, cụ thể: Theo dõi sát diễn biến cung cầu, giá cả thị trường nhất là các mặt hàng thuộc diện bình ổn giá, các hàng hóa, dịch vụ thiết yếu có nhu cầu tăng cao vào dịp cuối năm; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về việc kê khai, niêm yết giá và việc bán vé đúng giá niêm yết đối với các đơn vị kinh doanh vận tải; xử lý nghiêm các hành vi lợi dụng tăng giá bất hợp lý, kết cấu đưa thêm những khoản thu ngoài giá để thu cao hơn mức giá kê khai, niêm yết. Chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại, buôn bán hàng giả, hàng kém chất lượng và xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm. kịp thời xuất cấp hàng dự trữ quốc gia đúng đối tượng nhằm bảo đảm an sinh xã hội, đặc biệt tại các địa bàn xảy ra thiên tai, bão lũ… không để nhân dân bị thiếu đói trong dịp Tết Nguyên đán và thời kỳ giáp hạt.
b. Điều hành giá các mặt hàng nhà nước quản lý thận trọng trong những tháng đầu năm để tạo dư địa an toàn cho công tác kiểm soát lạm phát cả năm 2023. Trước mắt, trong quý I/2023 xem xét điều chỉnh giá những mặt hàng đã đánh giá được tác động có phương án giá cụ thể; trình cấp có thẩm quyền cho ý kiến. Trong các quý tiếp theo thực hiện việc điều hành giá thận trọng tùy vào diễn biến CPI các tháng đầu năm trên cơ sở tính toán, đánh giá tác động của việc điều chỉnh giá các mặt hàng do Nhà nước định giá thì xem xét điều chỉnh vào thời điểm thích hợp với mức độ phù hợp đảm bảo kiểm soát lạm phát mục tiêu, kịp thời đánh giá tác động, tham mưu, báo cáo Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để đưa ra những quyết sách phù hợp tình hình thực tế.

Tài liệu liên quan

Tải ứng dụng Tài Liệu PDF
giúp trải nghiệm tốt hơn

Lịch sử tải

Chưa có ai tải tài liệu này!