Danh mục : Pháp luật

Upload vào lúc : 1 năm trước

File gốc : Quyết Định 4182-QĐ-UBND Tỉnh Thanh Hóa.pdf

Số lần xem : 99

Số lượt tải xuống : 0

Kích thước : 0.57 Mb

Số trang : 6

Tải xuống (0.57 Mb)

Xem trên điện thoại
Đọc Quyết Định 4182/QĐ-UBND trên điện thoại

Tags

Giới thiệu về tài liệu

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 4182/QĐ-UBND Thanh Hóa, ngày 29 tháng 11 năm 2022

QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 801/QĐ-TTG NGÀY 07 THÁNG 7 NĂM 2022 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ PHÊ DUYỆT “CHƯƠNG TRÌNH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN LÀNG NGHỀ VIỆT NAM, GIAI ĐOẠN 2021- 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 52/2018/NĐ-CP ngày 12 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021- 2030”.
Căn cứ Quyết định số 3671/BNN-KTHT ngày 28 tháng 9 năm 2022 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ được giao tại Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 -2030.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Công văn số 4462/SNN&PTNT-PTNT ngày 21 tháng 10 năm 2022 và Công văn số 5129/SNN&PTNT-PTNT ngày 23 tháng 11 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Quyết định số 801/QĐ-TTg ngày 07/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt “Chương trình bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030" trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, với các nội dung chủ yếu như sau:
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
- Bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề nhằm gìn giữ và phát huy các giá trị, bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề tỉnh Thanh Hóa, thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng cho các sản phẩm làng nghề; tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân; bảo vệ cảnh quan, không gian và môi trường; xây dựng các khu dân cư, làng văn hóa, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới bền vững.
- Chú trọng phát triển các sản phẩm thủ công tiêu biểu có thế mạnh xuất khẩu, giá trị kinh tế cao như: đồ gỗ, mây tre đan, hàng mỹ nghệ….gắn sản xuất làng nghề với các hoạt động du lịch, văn hóa, lễ hội truyền thống; chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động tại các làng nghề, làng nghề truyền thống.
1.2. Mục tiêu cụ thể
a) Đến năm 2025
- Khôi phục, bảo tồn và công nhận mới 05 nghề và 05 làng nghề, làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; phát triển 05 nghề truyền thống, làng nghề, làng nghề truyền thống gắn với du lịch;
- Trên 80% nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống hoạt động có hiệu quả;
- 80% người lao động trong các nghề truyền thống, làng nghề và làng nghề truyền thống được đào tạo, đào tạo lại, đào tạo nâng cao kỹ năng nghề, kỹ năng vệ sinh an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản;
- Có ít nhất 50% cơ sở ngành nghề nông thôn có sản phẩm được phân hạng theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP);
- Có ít nhất 30% số làng nghề, làng nghề truyền thống có sản phẩm được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ;

Tài liệu liên quan

Tải ứng dụng Tài Liệu PDF
giúp trải nghiệm tốt hơn

Lịch sử tải

Chưa có ai tải tài liệu này!