Danh mục : Văn Học

Upload vào lúc : 1 năm trước

File gốc : De-cuong-on-tap-Ngu-Van-12-HK2-nam-22-23-tailieupdf.com.pdf

Số lần xem : 214

Số lượt tải xuống : 1

Kích thước : 0.66 Mb

Số trang : 30

Tải xuống (0.66 Mb)

Xem trên điện thoại
Đọc Đề cương ôn tập môn Ngữ văn lớp 12 HKII năm học 2022-2023 trên điện thoại

Tags

Giới thiệu về tài liệu

A. CẤU TRÚC ĐỀ KIỂM TRA: Đề kiểm tra gồm có hai phần:
- Phần 1: Đọc hiểu văn bản: 3,0 điểm (4 câu hỏi theo các cấp độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng) - - - Phần 2: Làm văn: 7,0 điểm (gồm 2 câu: Nghị luận xã hội: 2,0 điểm và Nghị luận văn học: 5,0 điểm) B. NỘI DUNG ÔN TẬP:
PHẦN ĐỌC HIỂU VĂN BẢN
I. Kiến thức chung:
1/ Kiến thức về từ
- Nắm vững các loại từ cơ bản: Danh từ, động từ, tính từ, trợ từ, hư từ, thán từ, từ láy, từ ghép, từ thuần Việt, từ Hán Việt… - Hiểu được các loại nghĩa của từ: Nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa gốc, nghĩa chuyển, ...
2/ Kiến thức về câu
- Các loại câu phân loại theo cấu tạo ngữ pháp
- Các loại câu phân loại theo mục đích nói (trực tiếp, gián tiếp). - Câu tỉnh lược, câu đặc biệt, câu khẳng định, câu phủ định,…
3/ Kiến thức về các biện pháp tu từ
- Tu từ ngữ âm: điệp âm, điệp vần, điệp thanh, tạo âm hưởng và nhịp điệu cho câu,…
- Tu từ từ vựng: So sánh, nhân hóa, ẩn dụ, hoán dụ, tương phản, chơi chữ, nói giảm nói tránh, cường điệu,…
- Tu từ cú pháp: Điệp cú pháp, liệt kê, chêm xen, câu hỏi tu từ, đảo ngữ, đối,…
4/ Phong cách ngôn ngữ chức năng: Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, phong cách ngôn ngữ khoa học, phong cách ngôn ngữ nghệ thuật, phong cách ngôn ngữ chính luận, phong cách ngôn ngữ hành chính, phong cách ngôn ngữ báo chí.
5/ Phương thức biểu đạt: Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận, thuyết minh, hành chính-công vụ. 6/ Các kiểu kết cấu của đoạn văn: Diễn dịch, song hành, qui nạp, móc xích, tổng- phân - hợp.
7/ Các thể thơ
+ Các thể thơ dân tộc: lục bát, song thất lục bát và hát nói.
+ Các thể thơ Đường luật: ngũ ngôn, thất ngôn (tứ tuyệt và bát cú).
+ Các thể thơ hiện đại: bốn tiếng, năm tiếng, bảy tiếng, tám tiếng, hỗn hợp, tự do, thơ-văn xuôi,... II. Phạm vi ngữ liệu và các dạng câu hỏi thường gặp:
1. Truyện hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX; truyện hiện đại nước ngoài (Ngữ liệu ngoài chương trình Ngữ văn) Nhận biết:
- Xác định được đề tài, cốt truyện, chi tiết, sự việc tiêu biểu.
- Nhận diện phương thức biểu đạt, ngôi kể, hệ thống nhân vật, biện pháp nghệ thuật,... của văn bản/đoạn trích. Thông hiểu:
- Hiểu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích: chủ đề tư tưởng, ý nghĩa của các chi tiết, sự việc tiêu biểu, ý nghĩa của hình tượng nhân vật, nghệ thuật trần thuật, bút pháp nghệ thuật,... - Hiểu một số đặc điểm của truyện ngắn hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX, truyện hiện đại nước ngoài được thể hiện trong văn bản/đoạn trích.
Vận dụng:
- Nhận xét về nội dung và nghệ thuật của văn bản/đoạn trích truyện ngắn hiện đại Việt Nam từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến hết thế kỉ XX, truyện hiện đại nước ngoài. - Bày tỏ quan điểm của bản thân về vấn đề đặt ra trong văn bản/đoạn trích.
- Rút ra thông điệp/bài học cho bản thân.

Tài liệu liên quan

Tải ứng dụng Tài Liệu PDF
giúp trải nghiệm tốt hơn

Lịch sử tải