Danh mục : Tôn giáo

Upload vào lúc : 1 năm trước

File gốc : Tư tưởng phá chấp phá ngã trong Kinh Kim Cương.pdf

Số lần xem : 195

Số lượt tải xuống : 0

Kích thước : 1.03 Mb

Số trang : 8

Tải xuống (1.03 Mb)

Xem trên điện thoại
Đọc Tư tưởng phá chấp phá ngã trong Kinh Kim Cương trên điện thoại

Tags

Giới thiệu về tài liệu

Nói đến kinh Kim Cương Bát Nhã nội dung xuyên xuốt của kinh là sự phá tan, triệt để những chấp trước tướng và chấp trước pháp, chấp có chấp không, để rồi từ đó có cái nhìn thấu đáo bản chất thật của các pháp.
Kinh này, nội dung tôn yếu toàn chỉ bày thật tướng các pháp. người hiểu rõ kinh này, cũng tức là hiểu rõ thật tướng bát nhã. Để phân biệt tục đế và chân đế mới có thể đạt được Đệ nhất nghĩa đế. Đệ nhất nghĩa đế, phải xuất phát từ thế tục đế. nếu ko hiểu được thế gian này, thì ko thể hiểu được Đệ nhất nghĩa đế. Vì Đệ nhất nghĩa đế luôn đồng hành với thế tục đế. Do vậy chỉ cần hiểu rõ thế tục đế thì ngay đó cũng là Niết bàn rồi.
Tục đế là hữu vi, là tương đối, là u minh bất tịnh, là đỗi đãi, là có không, sinh diệt, là chấp pháp, chấp chúng sinh… bản chất của nó là giả tướng, do nhân duyên hòa hợp, đã là nhân duyên hòa hợp thì khi duyên đủ nó hội tụ, duyên thiếu nó mất đi. Có hợp thì ắt có tan không cố định là hư giả. Những gì do nhân duyên hòa hợp thì tự bản tính nó không có thật. Do đó có tướng đều là hư vọng không thật. Thế nên, những gì có tướng đều là vô thường, tan diệt. Do duyên hợp thì không có tự thể, không có tự thể thì không có ngã.
Chân đế là chân lý tuyệt đối, là đệ nhất nghĩa, là chân như, là giác, là không đối đãi, là bất sinh diệt, là Vô thượng Chính Đẳng Chính giác, là Phật, là trung đạo thật tướng. Thật tướng tức phi tướng, nó không nằm trong tướng có tướng không, không nằm trong sự đối đãi, thế nên nói thật tướng không phải tướng. không dính, không mắc, không chấp do đó lìa được tất cả tướng, theo con đường trung đạo đó là Phật. Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác cho đến không một pháp nào không thể được, gọi là Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác. Như vậy, Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác là chỗ giác ngộ cứu kính, không còn thấy một chút ngã, một chút pháp. Do không còn thấy một chút ngã, một chút pháp nào cho nên chứng được Vô Thượng Chính Đẳng Chính Giác.

Tài liệu liên quan

Tải ứng dụng Tài Liệu PDF
giúp trải nghiệm tốt hơn

Lịch sử tải

Chưa có ai tải tài liệu này!