Danh mục : Truyện

Upload vào lúc : 1 năm trước

File gốc : Truyen Trang Lon - Mong Que Thu Hien.pdf

Số lần xem : 150

Số lượt tải xuống : 2

Kích thước : 0.53 Mb

Số trang : 70

Tải xuống (0.53 Mb)

Xem trên điện thoại
Đọc Truyện Trạng Lợn - Mộng Quế Thư Hiên trên điện thoại

Tags

Giới thiệu về tài liệu

Quyển sách là tập hợp của những mẫu truyện truyền thuyết cũng như những câu chuyện có thật đã được bạn và tôi cùng kể lại cho nhau nhằm tôn lên ý nghĩa của việc Con Thiên Chúa làm Người. Kèm theo là những suy tư cá nhân mà tôi cảm nghiệm được trong đời sống cầu nguyện của mình khi sống tâm tình mùa Giáng Sinh. Ban đầu tôi dùng để chia sẻ trong các bài giảng lễ, sau đó tôi dùng nó để kể cho các bé trong Mái Ấm Mai Tâm khi chúng thắc mắc “Cha ơi tại sao Chúa sinh ra trong máng cỏ?”, “Tại sao Giáng Sinh lại có cây thông?”… Có lẽ không ít lần chúng ta cũng đối diện với những câu hỏi này của con cái mình. Và nhiều khi chúng ta không biết phải làm sao để giúp các bé hiểu được ý nghĩa sâu xa của các nhân vật hiện diện trong ngày Chúa giáng thế. Tôi cũng hy vọng qua những hình tượng và truyện kể trong quyển sách này có thể giúp bạn sống tâm tình cầu nguyên thật sâu lắng, để rồi Giáng Sinh có thể trở thành một hành trình thiêng liêng xuyên suốt trong cuộc số
Trong kho tàng truyện cười vô cùng phong phú của nước ta trước đây, truyện Trạng Lợn và truyện Trạng Quỳnh là hai truyện vào loại dài, rất phổ biến và được nhân dân ta xưa nay ưa thích.

Trước và sau Cách mạng tháng Tám, truyện Trạng Lợn đã được nhiều bản quốc ngữ kể lại, tóm tắt, dài ngắn theo cách khác nhau, tuy vẫn giữ cái cốt.

Bản mà TỦ SÁCH QUÊ HƯƠNG (Hội văn học nghệ thuật Hà Nam Ninh) giới thiệu ở đây được phiên âm gần như nguyên văn, chỉ chỉnh lý dăm bảy chỗ cho thích hợp, theo một bản chữ Nôm tên là Trạng Dừa truyện lục, do một người có tên hiệu Mộng Quế, soạn lại vào tháng 9 năm Canh Thân thời Khải Định (tức năm 1920) khắc in năm 1926. Chúng tôi có tham khảo và đối chiếu với hai bản viết tay khác, thấy có một số chữ thêm bớt, nhưng đại để cùng một gốc với bản nói trên. Theo lời TỰA của Mộng Quế thì Soạn giả dựa vào một cuốn sách khác, chưa rõ là chữ Nôm hay chữ Hán và thời gian biên soạn.

Bản Mộng Quế theo chúng tôi có thể là một bản đã phổ biến sớm hơn các bản quốc ngữ, và có thể các bản quốc ngữ về sau đã dựa vào đó. Ngôn ngữ, văn phong của bản này nói chung là cổ hơn, gần gụi với cách kể xa xưa hơn. Đặc biệt là nó có nhiều tình tiết sinh động, phong phú mà các bản quốc ngữ đã cải biến và lược bỏ đi nhiều. Do đó, nó có thể gợi ra nhiều suy nghĩ, nhận định về nội dung, ý nghĩa, tình hình và quá trình phát sinh, phát triển của truyện Trạng Lợn mà trước đây chưa phải đã được đánh giá đầy đủ.

Tài liệu liên quan

Tải ứng dụng Tài Liệu PDF
giúp trải nghiệm tốt hơn

Lịch sử tải