Danh mục : Pháp luật

Upload vào lúc : 1 năm trước

File gốc : Quyết Định 1663-QĐ-UBND.pdf

Số lần xem : 110

Số lượt tải xuống : 0

Kích thước : 0.81 Mb

Số trang : 6

Tải xuống (0.81 Mb)

Xem trên điện thoại
Đọc Quyết Định 1623/QĐ-TTg trên điện thoại

Tags

Giới thiệu về tài liệu

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 1623/QĐ-TTg Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2022
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TĂNG CƯỜNG PHÒNG, CHỐNG TỘI PHẠM VỀ ĐA DẠNG SINH HỌC ĐẾN NĂM 2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050”
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 623/QĐ-TTg ngày 14 tháng 4 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về Chiến lược phòng, chống tội phạm giai đoạn 2016 - 2025 và định hướng đến năm 2030;
Căn cứ Nghị quyết số 06/NQ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2021 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 03 tháng 6 năm 2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị;
Căn cứ Quyết định số 149/QĐ-TTg ngày 28 tháng 01 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an tại Tờ trình số 503/TTr-BCA ngày 19 tháng 9 năm 2022.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tăng cường phòng, chống tội phạm về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050” với những nội dung sau:
I. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ ÁN
1. Mục tiêu chung
- Tổ chức thực hiện có hiệu quả Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật về đa dạng sinh học, góp phần bảo tồn hệ sinh thái, hệ động vật, thực vật, nguồn gen...
- Hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học; đảm bảo tính thống nhất, hiệu quả và phù hợp với các điều ước quốc tế, thỏa thuận quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên.
- Kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm minh các hành vi phạm tội, các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học, góp phần đảm bảo an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và phát triển kinh tế - xã hội bền vững.
- Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ, năng lực, trách nhiệm, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; hiện đại hóa cơ sở vật chất, kỹ thuật đáp ứng yêu cầu công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
- Tiếp tục mở rộng hợp tác với cơ quan thực thi pháp luật các quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức quốc tế nhằm huy động mọi nguồn lực phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030
- Đổi mới hình thức tuyên truyền để nâng cao nhận thức, ý thức trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân về bảo vệ, bảo tồn các loài động vật, thực vật hoang dã, nhất là các loài động vật, thực vật hoang dã nhóm IA, IIA, IB, IIB và thuộc Phụ lục I Công ước CITES. Chú trọng đối tượng tuyên truyền là người dân ở khu bảo tồn, vùng đất ngập nước, tuyến di cư và điểm đến của các loài chim hoang dã. Đưa chuyên đề bảo vệ đa dạng sinh học thành hoạt động truyền thông thường xuyên trên các phương tiện thông tin đại chúng và giáo dục tại các nhà trường.
- Nghiên cứu, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến đa dạng sinh học, trong đó phân định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan thực thi pháp luật, bảo đảm thống nhất trong công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
- Kiểm soát chặt chẽ hoạt động gây nuôi động vật hoang dã; kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh, bảo đảm việc nhập khẩu động vật, thực vật hoang dã không ảnh hưởng xấu tới đa dạng sinh học và sức khỏe con người; xử lý nghiêm hành vi khai thác, đánh bắt, vận chuyển, buôn bán trái phép các loài thực vật, động vật hoang dã, quý hiếm. Đảm bảo tỷ lệ thụ lý tố giác, tin báo về tội phạm về đa dạng sinh học, kiến nghị khởi tố đạt 100%; tỷ lệ giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố đạt trên 90%; 100% các vụ việc có dấu hiệu tội phạm về đa dạng sinh học phải được khởi tố để điều tra theo quy định của pháp luật. Nâng cao tỷ lệ xử lý đối với các hành vi gây tác động xấu tới đa dạng sinh học, đảm bảo tính răn đe, giáo dục phòng ngừa chung.
- Phấn đấu 100% cán bộ chuyên trách trực tiếp thực hiện công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học được đào tạo, tập huấn kiến thức, nghiệp vụ chuyên sâu. Xây dựng, củng cố đội ngũ giám định viên và cán bộ làm công tác định giá trong lĩnh vực này đảm bảo đủ số lượng và chất lượng, đáp ứng yêu cầu phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
- Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, phương tiện, kỹ thuật cần thiết phục vụ công tác phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học. Tập trung đầu tư xây dựng hệ thống kiểm định, phân tích, xử lý thông tin hiện đại phục vụ công tác phòng ngừa, phát hiện, điều tra tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học.
- Duy trì và mở rộng hợp tác quốc tế, chủ động, tích cực thực hiện các cam kết của Việt Nam với quốc tế trong công tác bảo vệ đa dạng sinh học. Ưu tiên hợp tác với các quốc gia có chung đường biên giới về phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật có liên quan đến tội phạm trong bảo vệ đa dạng sinh học, đặc biệt là tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia. Thiết lập đầu mối trao đổi, phối hợp thông tin tại các quốc gia được xác định có hoạt động vận chuyển, buôn bán trái phép động vật, thực vật hoang dã về Việt Nam và các quốc gia khác.

Tài liệu liên quan

Tải ứng dụng Tài Liệu PDF
giúp trải nghiệm tốt hơn

Lịch sử tải

Chưa có ai tải tài liệu này!