Danh mục : Pháp luật

Upload vào lúc : 1 năm trước

File gốc : Nghị Quyết 03-NQ-CP.pdf

Số lần xem : 131

Số lượt tải xuống : 0

Kích thước : 0.55 Mb

Số trang : 6

Tải xuống (0.55 Mb)

Xem trên điện thoại
Đọc Nghị Quyết 03/NQ-CP trên điện thoại

Tags

Giới thiệu về tài liệu

CHÍNH PHỦ
------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 03/NQ-CP Hà Nội, ngày 06 tháng 01 năm 2023
NGHỊ QUYẾT
PHIÊN HỌP CHUYÊN ĐỀ VỀ XÂY DỰNG PHÁP LUẬT THÁNG 12 NĂM 2022
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số 39/2022/NĐ-CP ngày 18 tháng 6 năm 2022 của Chính phủ ban hành Quy chế làm việc của Chính phủ;
Trên cơ sở thảo luận của các thành viên Chính phủ và kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại Phiên họp chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 12 năm 2022, tổ chức ngày 26 tháng 12 năm 2022,
QUYẾT NGHỊ:
I. Về các dự án Luật, đề nghị xây dựng Luật:
Chính phủ đã dành nhiều thời gian thảo luận, xem xét, cho ý kiến về nội dung dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân và các đề nghị xây dựng các luật: Luật Căn cước công dân (sửa đổi); Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi); Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; Luật Quy hoạch đô thị và nông thôn.
Chính phủ đánh giá cao các Bộ: Công an, Quốc phòng, Xây dựng và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong việc chuẩn bị, trình Chính phủ các dự án luật, đề nghị xây dựng luật, tiếp thu, giải trình đầy đủ ý kiến Thành viên Chính phủ; Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ đã thực hiện nghiêm túc vai trò của cơ quan thẩm định, thẩm tra, có ý kiến tham mưu độc lập, chất lượng; các Thành viên Chính phủ có nhiều ý kiến tâm huyết, trách nhiệm, sâu sát, với tinh thần xây dựng cao.
Chính phủ quyết nghị các nội dung cụ thể như sau:
1. Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân:
Đánh giá cao Bộ Công an đã chủ trì xây dựng dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân theo đúng quy định; kịp thời thể chế hóa chủ trương của Đảng về xây dựng lực lượng Công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại.
Cơ bản thống nhất các nội dung sửa đổi, bổ sung trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Công an nhân dân. Bộ Công an chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện dự án Luật theo hướng:
- Rà soát các nội dung cụ thể của dự án Luật trên cơ sở kế thừa các quy định của Luật Công an nhân dân hiện hành còn phù hợp trong thực tiễn và các quy định có liên quan của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam; khắc phục vướng mắc, bất cập để đáp ứng yêu cầu bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật; bảo đảm đồng bộ, thống nhất với Bộ luật Lao động. Cần thể chế hóa cụ thể các trường hợp đặc biệt, phù hợp với các quy định của Đảng, thủ tục đơn giản để thuận lợi trong tổ chức thực hiện, phù hợp với yêu cầu đặc thù của ngành.
- Tiếp tục nghiên cứu quy định phân cấp, phân quyền cụ thể, bảo đảm đồng bộ, thống nhất các quy định với các luật có liên quan và đánh giá kỹ tác động.
- Cần có quy định chuyển tiếp, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn; xem xét, giao Chính phủ quy định những vấn đề đặc thù, chưa ổn định nhằm bảo đảm tính linh hoạt, phù hợp với thực tiễn về: tiêu chí, điều kiện phong cấp bậc hàm cấp tướng trước thời hạn, chế độ đối với công nhân công an.
Bộ Công an khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tiếp thu tối đa ý kiến của Thành viên Chính phủ; hoàn thiện hồ sơ dự án Luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Giao Bộ trưởng Bộ Công an thừa ủy quyền Thủ tướng Chính phủ, thay mặt Chính phủ ký Tờ trình Quốc hội cho ý kiến và thông qua dự án Luật này tại Kỳ họp thứ 5 Quốc hội khóa XV.
2. Đề nghị xây dựng Luật Căn cước công dân (sửa đổi):
Bộ Công an đã chuẩn bị kỹ lưỡng, chủ trì xây dựng Đề nghị xây dựng Luật Căn cước công dân (sửa đổi) theo đúng quy định; kịp thời cập nhật, thể chế hóa quan điểm, chủ trương của Đảng về đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, cải cách thủ tục hành chính; phát huy những kết quả tích cực đã đạt được, khắc phục những tồn tại, bất cập nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về dân cư, thúc đẩy chuyển đổi số hiệu quả phục vụ phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn tới.
Cơ bản thống nhất với các chính sách trong Đề nghị xây dựng Luật về: Chính sách 1 quy định việc tích hợp thông tin trong thẻ Căn cước công dân; Chính sách 2 về bổ sung thông tin lưu trữ trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; Chính sách 3 về bổ sung đối tượng được cấp thẻ căn cước công dân và đối tượng được cấp Giấy chứng nhận căn cước; Chính sách 4 về hoàn thiện quy định về quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân.
Bộ Công an khẩn trương chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp, Văn phòng Chính phủ và cơ quan liên quan tiếp thu tối đa ý kiến của Thành viên Chính phủ, hoàn thiện Đề nghị xây dựng Luật theo hướng:
- Rà soát các quy định cụ thể, đánh giá kỹ lưỡng tác động tích cực, tiêu cực của các đề xuất chính sách để tăng tính thuyết phục đối với phương án đề xuất, bảo đảm phù hợp quy định của Hiến pháp, pháp luật, nhất là các quy định về tích hợp thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu quốc gia về căn cước công dân; về bảo đảm bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình; bảo vệ bí mật thông tin đối với lực lượng vũ trang và tính khả thi khi triển khai thực hiện trên thực tế về sự cần thiết và lộ trình tích hợp các thông tin cá nhân, thu thập thông tin sinh trắc học...
- Rà soát, nghiên cứu phân cấp, phân quyền rõ, cụ thể, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, khả thi của hệ thống pháp luật.
- Phối hợp với Bộ Tư pháp và các bộ, cơ quan có liên quan rà soát, đánh giá kỹ tác động chính sách, tạo sự đồng thuận về một số nội dung về: cấp thẻ Căn cước công dân cho công dân Việt Nam dưới 14 tuổi; cấp Giấy chứng nhận căn cước cho người gốc Việt Nam là người không quốc tịch đang sinh sống tại Việt Nam.
- Quy định các nguyên tắc trong Luật và giao Chính phủ quy định những nội dung còn chưa ổn định, bảo đảm linh hoạt và phù hợp với thực tiễn về: quản lý, vận hành, khai thác, sử dụng thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước công dân; tài khoản định danh điện tử và việc sử dụng tài khoản định danh điện tử
Bộ Công an hoàn thiện hồ sơ Đề nghị xây dựng Luật theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, gửi Bộ Tư pháp để tổng hợp bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2023 trình Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ 5 và thông qua tại Kỳ họp thứ 6 Quốc hội Khóa XV.
3. Đề nghị xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi):
Đánh giá cao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành để hoàn thiện và trình Chính phủ Đề nghị xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Đây là dự án Luật có nội dung phức tạp, nhạy cảm, tác động lớn đến người dân, xã hội và nền kinh tế, rất cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật để hoàn thiện khung pháp lý cho các tổ chức tín dụng để kiểm soát hoạt động của tổ chức tín dụng, phòng ngừa rủi ro, hạn chế xảy ra sai phạm. Đồng thời, cần có công cụ xử lý các tình huống phát sinh và có chế tài xử lý vi phạm, bảo đảm an toàn của hệ thống ngân hàng, minh bạch thị trường, huy động các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội.
Về cơ bản thống nhất về sự cần thiết, mục tiêu, quan điểm xây dựng Luật Các tổ chức tín dụng (sửa đổi). Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp thu tối đa ý kiến của các Thành viên Chính phủ, tiếp tục hoàn thiện Đề nghị xây dựng Luật theo hướng:
- Tiếp tục tổng kết, đánh giá kỹ lưỡng việc thực hiện Luật các tổ chức tín dụng hiện hành; xác định rõ, đầy đủ các bất cập, vướng mắc là do quy định của Luật hay do quá trình tổ chức thực hiện để đề xuất giải pháp sửa đổi, bổ sung phù hợp. Trên cơ sở kế thừa các quy định hiện hành, nghiên cứu, rà soát để luật hóa các vấn đề đã chín, đã rõ được thực tiễn chứng minh là đúng trong hoạt động ngân hàng; đánh giá tác động các đề xuất chính sách mới một cách khoa học, bài bản, đúng quy định để làm rõ mục tiêu, giải pháp chính sách chủ yếu của Luật, đối với vấn đề mới cần thiết thì thí điểm, có công cụ điều chỉnh để điều chỉnh, xử lý các vấn đề bất cập, tồn đọng, bảo đảm an toàn của hệ thống ngân hàng.

Tài liệu liên quan

Tải ứng dụng Tài Liệu PDF
giúp trải nghiệm tốt hơn

Lịch sử tải

Chưa có ai tải tài liệu này!