Danh mục : Pháp luật

Upload vào lúc : 1 năm trước

File gốc : Kế Hoạch 4227-KH-UBND.pdf

Số lần xem : 118

Số lượt tải xuống : 0

Kích thước : 0.16 Mb

Số trang : 5

Tải xuống (0.16 Mb)

Xem trên điện thoại
Đọc Kế Hoạch 4227/KH-UBND trên điện thoại

Tags

Giới thiệu về tài liệu

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 4227/KH-UBND Bình Thuận, ngày 12 tháng 12 năm 2022

KẾ HOẠCH
DỰ TRỮ HÀNG HÓA THIẾT YẾU BÌNH ỔN THỊ TRƯỜNG TRƯỚC, TRONG VÀ SAU TẾT NGUYÊN ĐÁN QUÝ MÃO NĂM 2023
Nhằm bảo đảm lượng hàng hóa lưu thông trên thị trường dồi dào, giá cả ổn định, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, nhất là các mặt hàng thiết yếu, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng, tăng giá đột biến; đồng thời, đẩy mạnh công tác đưa hàng hóa về các vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo để phục vụ nhân dân gắn với việc thực hiện cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận ban hành Kế hoạch dự trữ hàng hóa bình ổn thị trường trước, trong và sau Tết Nguyên đán Quý Mão năm 2023 như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Góp phần cân đối cung cầu hàng hóa, ổn định giá cả thị trường, nhất là các mặt hàng thiết yếu, đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng của nhân dân trong những tháng trước, trong và sau Tết Nguyên đán năm 2023; qua đó, góp phần hạn chế tốc độ tăng giá, kiềm chế lạm phát, thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển, bảo đảm an sinh xã hội trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
2. Yêu cầu
- Bảo đảm đầy đủ, thường xuyên số lượng hàng hóa thiết yếu đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân, không để xảy ra tình trạng thiếu hàng hóa lưu thông trên thị trường trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Hàng hóa dự trữ bình ổn thị trường phải bảo đảm chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm, giá cả ổn định.
- Phát triển mạng lưới phân phối bán lẻ các mặt hàng thiết yếu rộng khắp trên địa bàn toàn tỉnh, đặc biệt quan tâm các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc, khu công nghiệp và huyện Phú Quý.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Hàng hóa bình ổn giá
Hàng hóa tham gia chương trình bình ổn phải bảo đảm về chất lượng, nguồn gốc xuất xứ, an toàn thực phẩm và đáp ứng đầy đủ các quy định về ghi nhãn hàng hóa, ưu tiên sử dụng hàng Việt Nam. Tập trung vào các mặt hàng lương thực, thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi sống, rau củ quả có tính thiết yếu và nhu cầu sử dụng lớn, như: Gạo, nếp, thịt các loại, trứng các loại, đường, sữa, dầu ăn, mì tôm, rau củ quả các loại, muối Iốt,... theo kế hoạch của doanh nghiệp đăng ký Sở Công Thương.
2. Các doanh nghiệp tham gia
Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế (gọi chung là doanh nghiệp) do Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan xác định lựa chọn. Bao gồm:
- Doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa thuộc danh mục hàng hóa dự trữ bình ổn thị trường, giá cả trên địa bàn tỉnh; có năng lực tài chính lành mạnh; có đủ uy tín và thương hiệu trên thị trường.
- Doanh nghiệp có phương án tổ chức kinh doanh, gắn kết đầu tư, sản xuất, phân phối, tiêu thụ, bảo đảm nguồn cung hàng hóa với giá cả ổn định, vừa tạo nguồn hàng, vừa phát triển mạng lưới bán lẻ đáp ứng mục tiêu, nhiệm vụ bình ổn thị trường.
- Doanh nghiệp có quy mô kinh doanh lớn, có hệ thống mạng lưới phân phối, đảm bảo các điều kiện về chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm để có khả năng định hướng, dẫn dắt thị trường.
- Doanh nghiệp có kế hoạch hoặc cam kết phát triển hệ thống phân phối tới các khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, hải đảo.

Tài liệu liên quan

Tải ứng dụng Tài Liệu PDF
giúp trải nghiệm tốt hơn

Lịch sử tải

Chưa có ai tải tài liệu này!