Chuyên đề Halogen - Hóa học lớp 10
Upload bởi : Chế Hồng Thảo
Danh mục : Hóa Học
Upload vào lúc : 2 năm trước
File gốc : halogen-converted_compressed.pdf
Số lần xem : 190
Số lượt tải xuống : 0
Kích thước : 0.18 Mb
Số trang : 11
Danh mục : Hóa Học
Upload vào lúc : 2 năm trước
File gốc : halogen-converted_compressed.pdf
Số lần xem : 190
Số lượt tải xuống : 0
Kích thước : 0.18 Mb
Số trang : 11
Vì sao lại gọi là HALOGEN: Thuật ngữ halogen có nghĩa là tạo muối. Các halogen có tên gọi này vì
chúng dễ dàng phản ứng với nhiều kim loại tạo thành muối.
* VỊ TRÍ CÁC HALOGEN TRONG HỆ THỐNG TUẦN HOÀN
Gồm có các nguyên tố 9F; 17Cl; 35Br; 53I; 85At. Phân tử dạng X2 như: F2 (khí màu lục nhạt),
Cl2( khí màu vàng lục), Br2 (lỏng màu nâu đỏ), I2 (tinh thể tím). Cấu hình electron lớp ngoài cùng của
các nguyên tử các halogen là ns2np5.
Dễ nhận thêm một electron để đạt cấu hình bền vững của khí hiếm
X + 1e = X- (X : F , Cl , Br , I )
F có độ âm điện lớn nhất , chỉ có số oxi hoá –1. Các halogen còn lại ngoài số oxi hoá –1 còn có
số oxi hoá dương như +1 , +3 , +5 , +7 ( Do lớp electron ngoài cùng của nguyên tử flo là lớp thứ hai
nên không có phân lớp d. Nguyên tử clo, brom và iot có phân lớp d còn trống, khi được kích thích 1, 2
hoặc 3 electron có thể chuyển đến những obitan còn trống. Như vậy, ở trạng thái kích thích, nguyên tử
clo, brom hoặc iot có thể có 3, 5 hoặc 7 electron độc thân. Điều này giải thích khả năng tồn tại các
trạng thái oxi hóa của clo, brom, iot).