Danh mục : Pháp luật

Upload vào lúc : 1 năm trước

File gốc : Chỉ Thị 16-CT-UBND.pdf

Số lần xem : 188

Số lượt tải xuống : 0

Kích thước : 0.06 Mb

Số trang : 3

Tải xuống (0.06 Mb)

Xem trên điện thoại
Đọc Chỉ Thị 16/CT-UBND trên điện thoại

Tags

Giới thiệu về tài liệu

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 16/CT-UBND Quảng Nam, ngày 12 tháng 12 năm 2022

CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH ĐỘNG VẬT CÁC THÁNG CUỐI NĂM 2022 VÀ ĐẦU NĂM 2023
Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và PTNT, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã xảy ra 102 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại 15 huyện, thị xã, thành phố (trừ Nông Sơn, Nam Trà My và Tây Giang), buộc phải tiêu hủy 2.627 con lợn; 92 ổ dịch bệnh Viêm da nổi cục trên trâu, bò tại 12 huyện, thị xã, thành phố, với 844 con trâu, bò mắc bệnh, 151 con bị chết và tiêu hủy; 10 ổ dịch Cúm gia cầm (CGC) tại 05 huyện, thị xã, buộc phải tiêu hủy gần 18.000 con gia cầm; 03 ổ dịch bệnh Dại tại 03 huyện. Đến nay, các loại dịch bệnh cơ bản đã được kiểm soát, tính đến ngày 07/12/2022, trên địa bàn toàn tỉnh còn 05 ổ dịch bệnh gia súc, gia cầm chưa qua 21 ngày (bệnh DTLCP còn 03 ổ dịch tại Thăng Bình, Hiệp Đức và Bắc Trà My; bệnh VDNC còn 01 ổ dịch tại thành phố Tam Kỳ; bệnh CGC còn 01 ổ dịch tại huyện Quế Sơn.
Nhận định nguy cơ dịch bệnh tiếp tục xảy ra vào cuối năm 2022 và các tháng đầu năm 2023 là rất cao. Nguyên nhân chủ yếu là do: (i) Kết quả giám sát chủ động cho thấy các loại mầm bệnh (DTLCP, CGC) lưu hành ở ngoài môi trường và ở quần thể gia súc, gia cầm tại nhiều địa phương; (ii) tổng đàn gia súc, gia cầm lớn trong khi chăn nuôi quy mô nông hộ chiếm đa số, việc áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học còn hạn chế; (iii) tỷ lệ tiêm phòng các bệnh bắt buộc đối với đàn gia súc đạt thấp (bệnh LMLM tiêm được 53%, bệnh DTLCP tiêm được 25%, bệnh VDNC tiêm được 24%), đàn gia cầm hầu như không được tiêm vắc xin phòng bệnh (trừ một số trang trại và cơ sở chăn nuôi an toàn dịch bệnh); (iv) nhu cầu vận chuyển, giết mổ, tiêu thụ động vật, sản phẩm động vật tăng mạnh; (v) thời tiết biến động bất lợi làm giảm sức đề kháng của vật nuôi và tạo thuận lợi cho mầm bệnh phát triển, lây lan...
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Nông nghiệp và PTNT tại: Chỉ thị số 7473/CT-BNN- TY ngày 08/11/2022 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật các tháng cuối năm 2022 và đầu năm 2023; Công văn số 8239/BNN-TY ngày 07/12/2022 về việc tăng cường kiểm soát vận chuyển trâu, bò qua biên giới; để chủ động phòng, chống có hiệu quả các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi, giảm thiểu thiệt hại về kinh tế, đảm bảo nguồn cung thực phẩm, giảm nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe con người; Chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu:
1. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
- Chủ động tổ chức triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh động vật theo đúng quy định của Luật Thú y, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thú y, kế hoạch phòng, chống dịch bệnh cụ thể đối với từng bệnh của UBND tỉnh (Quyết định số 2467/QĐ-UBND ngày 08/9/2020 ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Dịch tả lợn Châu phi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2020-2025; số 313/QĐ-UBND ngày 28/01/2021 ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Lở mồm long móng trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2025; số 2736/QĐ-UBND ngày 28/9/2021 ban hành Kế hoạch Phòng, chống một số dịch bệnh nguy hiểm ở thủy sản nuôi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2021-2030; số 126/QĐ-UBND ngày 11/01/2022 ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Viêm da nổi cục ở trâu, bò trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2022-2030; số 908/QĐ-UBND ngày 04/4/2022 ban hành Kế hoạch phòng, chống bệnh Dại trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, giai đoạn 2022-2030).
- Bố trí nguồn lực tổ chức triển khai các giải pháp kỹ thuật sau:
+ Khẩn trương rà soát, tổ chức tiêm phòng bổ sung vắc xin phòng các bệnh, bảo đảm đạt tỷ lệ tối thiểu 80% tổng đàn, đặc biệt các dịch bệnh nguy hiểm như Cúm gia cầm, Lở mồm long móng, Viêm da nổi cục, Dại động vật...
+ Chủ động triển khai giám sát dịch bệnh động vật để phát hiện sớm, kịp thời cảnh báo, xử lý dứt điểm khi dịch bệnh mới được phát hiện, không để lây lan diện rộng; xử lý nghiêm các trường hợp không báo cáo dịch bệnh, bán chạy, vận chuyển, giết mổ động vật mắc bệnh, nghi mắc bệnh, vứt xác động vật chết ra môi trường dẫn đến dịch bệnh lây lan rộng.
+ Tổ chức triển khai Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường để tiêu diệt các loại mầm bệnh theo hướng dẫn của Sở Nông nghiệp và PTNT (Công văn số 2642/SNN&PTNT-CN&TY ngày 09/11/2022 về việc tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thực hiện Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường đợt 2 năm 2022).

Tài liệu liên quan

Tải ứng dụng Tài Liệu PDF
giúp trải nghiệm tốt hơn

Lịch sử tải

Chưa có ai tải tài liệu này!