Danh mục : Pháp luật

Upload vào lúc : 1 năm trước

File gốc : Chỉ Thị 08-CT-UBND.pdf

Số lần xem : 99

Số lượt tải xuống : 0

Kích thước : 0.52 Mb

Số trang : 3

Tải xuống (0.52 Mb)

Xem trên điện thoại
Đọc Chỉ Thị 08/CT-UBND Tỉnh Gia Lai trên điện thoại

Tags

Giới thiệu về tài liệu

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH GIA LAI
------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 08/CT-UBND Gia Lai, ngày 23 tháng 12 năm 2022
CHỈ THỊ
VỀ VIỆC TĂNG CƯỜNG ĐIỀU KIỆN BẢO ĐẢM THỰC HIỆN HIỆU QUẢ, CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC MẦM NON, PHỔ THÔNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
Nhằm nâng cao hơn nữa trách nhiệm của các sở, ban, ngành tỉnh và chính quyền địa phương về việc huy động hiệu quả các nguồn lực của xã hội đầu tư cho giáo dục và đào tạo phấn đấu thực hiện đạt mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVI, nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra, đáp ứng Chương trình giáo dục phổ thông 2018; Thực hiện Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 31/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường điều kiện đảm bảo thực hiện hiệu quả, chất lượng giáo dục mầm non, phổ thông, UBND tỉnh yêu cầu các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các cơ sở giáo dục triển khai thực hiện một số nội dung trọng tâm sau:
1. Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ban, ngành liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố:
- Rà soát quy hoạch, phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông bảo đảm phù hợp với thực tiễn địa phương; có các biện pháp, phương án cụ thể giải quyết vấn đề trường, lớp tại từng địa bàn, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em, học sinh tạo sự đồng thuận trong nhân dân; bảo đảm trẻ em mầm non, học sinh tiểu học được học 2 buổi/ngày.
- Tăng cường công tác quy hoạch, bố trí quỹ đất để xây dựng phát triển trường, lớp mầm non, phổ thông theo quy định, đáp ứng nhu cầu đến trường của trẻ em mầm non, học sinh phổ thông; tiếp tục đẩy mạnh phát triển các cơ sở giáo dục mầm non, phổ thông ngoài công lập để giảm áp lực cho trường mầm non, phổ thông công lập, đặc biệt tại các đô thị, khu vực đông dân cư của tỉnh.
- Tiếp tục quán triệt, chỉ đạo, khẩn trương triển khai thực hiện công tác rà soát, tổ chức lại các trường mầm non, phổ thông gắn với nâng cao chất lượng giáo dục; Sắp xếp lại các trường phổ thông có quy mô nhỏ trên cùng địa bàn xã hoặc liên xã để hình thành trường phổ thông có nhiều cấp học (Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT) phù hợp với nhu cầu và điều kiện thực tế của từng địa phương.
- Rà soát, sắp xếp, điều chỉnh hợp lý quy mô lớp học theo quy định pháp luật hiện hành; sáp nhập các điểm trường gần nhau trên địa bàn xã, liên xã (chỉ thực hiện trong phạm vi huyện); kiên quyết thu gọn, giảm các điểm trường đối với các địa phương thực hiện chưa triệt để, bảo đảm nguyên tắc thuận lợi cho người dân và phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương, gắn với nâng cao chất lượng giáo dục; thực hiện dồn lớp để đạt tỷ lệ học sinh/lớp đến mức tối đa theo điều lệ của từng cấp, bậc học; kiểm soát chặt chẽ việc thành lập mới điểm trường và trường, bắt đầu thực hiện từ năm 2023.
- Đẩy mạnh xã hội hóa các lớp nhà trẻ, mầm non ở những địa bàn phường, xã, thị trấn vùng thuận lợi, có khả năng xã hội hóa cao; thu hút các tổ chức, cá nhân tham gia vào việc thành lập trường mầm non, phổ thông ngoài công lập ở những nơi có điều kiện; bố trí đủ giáo viên dạy 02 buổi/ngày; chuyển biên chế giáo viên dôi dư từ các cơ sở đào tạo được sáp nhập, giải thể về các trường phổ thông còn thiếu.
- Xây dựng kế hoạch sáp nhập trường/điểm trường; điều chỉnh sỉ số học sinh, theo đó rà soát điều chuyển giáo viên đảm bảo triển khai nhiệm vụ năm học; chủ động xây dựng lộ trình tự chủ đối với các trường ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi theo Nghị định 60/2021/NĐ-CP ngày 21/6/2021 của Chính phủ về quy định cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập gắn với việc thực hiện Công điện số 209/CĐ-TTG ngày 28/2/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc sắp xếp tổ chức hành chính và đơn vị sự nghiệp công lập của Bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Đề xuất phương án thành lập trường đa cấp học nhằm tiết kiệm biên chế giáo viên và tạo điều kiện cho người học.
- Đánh giá hoạt động của các Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên, Trung tâm Giáo dục cộng đồng đảm bảo theo Thông tư liên tịch số 39/2015/TT-BLĐTBXH-BGDĐT-BNV ngày 19/10/2015 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Giáo dục và Đào tạo và Bộ Nội vụ hướng dẫn việc sáp nhập Trung tâm dạy nghề, Trung tâm GDTX, Trung tâm Kỹ thuật tổng hợp - Hướng nghiệp công lập cấp huyện thành Trung tâm GDNN-GDTX; chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Trung tâm GDNN-GDTX; xem xét sáp nhập, chuyển giao chức năng, nhiệm vụ cho các tổ chức liên quan hoặc trung tâm thuộc địa phương lân cận đảm nhận hoặc giải thể đối với những Trung tâm GDNN-GDTX không hiệu quả.
- Xây dựng kế hoạch và thực hiện tuyển dụng số biên chế được giao nhưng chưa tuyển dụng và số biên chế được giao bổ sung theo Quyết định số 72-QĐ/TW ngày 18/7/2022 của Ban Chấp hành Trung ương. Thực hiện linh hoạt, bố trí, sắp xếp đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, trong trường hợp chưa thể bố trí đủ giáo viên theo định mức cần có các giải pháp hợp đồng giáo viên theo Nghị quyết số 102/NQ-CP ngày 03/7/2020 của Chính phủ về giải pháp đối với biên chế sự nghiệp giáo dục và y tế, phù hợp với đặc điểm từng cơ sở giáo dục, từng địa phương.
- Tổ chức thực hiện hiệu quả các nội dung được quy định tại Nghị định số 24/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc quản lý trong cơ sở giáo dục mầm non và cơ sở giáo dục phổ thông công lập và Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định về chính sách phát triển giáo dục mầm non; tham mưu ban hành các Nghị quyết của Hội đồng nhân dân để triển khai thực hiện các nội dung, chính sách theo thẩm quyền quy định.
- Tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở giáo dục thực hiện đúng các quy định về quản lý thu, chi tài chính, công khai các khoản thu đầu năm học. Đối với các khoản thu dịch vụ ngoài học phí yêu cầu thực hiện theo hướng dẫn của UBND tỉnh và nghị quyết của HĐND tỉnh đảm bảo công khai, minh bạch nghiêm cấm tình trạng lạm thu. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra việc lựa chọn sách giáo khoa theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018, quản lý, sử dụng sách tham khảo tại các cơ sở giáo dục. Có phương án hỗ trợ sách giáo khoa cho các đối tượng học sinh nghèo, hoàn cảnh khó khăn, vùng vùng xa, học sinh đồng bào dân tộc thiểu số không thuộc đối tượng được nhà nước hỗ trợ chi phí học tập, bảo đảm đầy đủ, thuận lợi cho học sinh khi bước vào năm học mới.

Tài liệu liên quan

Tải ứng dụng Tài Liệu PDF
giúp trải nghiệm tốt hơn

Lịch sử tải

Chưa có ai tải tài liệu này!