Các Thái Thượng Hoàng trong thời kỳ phong kiến Việt Nam

Các Thái Thượng Hoàng trong thời kỳ phong kiến Việt Nam

Thái thượng hoàng gọi tắt là thượng hoàng, ngôi vị mang nghĩa là "vua bề trên" trong triều. Tùy từng hoàn cảnh lịch sử, thực quyền của thượng hoàng khác nhau. Thượng hoàng có thể giao toàn quyền cho vua hoặc vẫn nắm quyền chi phối việc triều chính; hoặc có thể thượng hoàng chỉ mang danh nghĩa.

Lịch sử Việt Nam có các thái thượng hoàng sau:

Lý Huệ Tông Sảm (1224-1226) bị Trần Thủ Độ ép nhường ngôi cho con gái là Lý Chiêu Hoàng lên làm thượng hoàng và đi tu ở chùa Chân Giáo. 
Trần Thái Tổ Thừa (1225-1234) cha của Trần Thái Tông - vua đầu tiên nhà Trần. Chưa từng làm vua nhưng được tôn làm thượng hoàng do có con làm vua. 
Trần Thái Tông Cảnh (1259-1277) thượng hoàng thời Trần Thánh Tông 
Trần Thánh Tông Hoảng (1278-1293) thượng hoàng thời Trần Nhân Tông 
Trần Nhân Tông Khâm (1294-1308) thượng hoàng thời Trần Anh Tông 
Trần Anh Tông Thuyên (1308-1320) thượng hoàng thời Trần Minh Tông 
Trần Minh Tông Mạnh (1329-1357) thượng hoàng thời Trần Hiến Tông, Trần Dụ Tông 
Trần Nghệ Tông Phủ (1372-1394) thượng hoàng thời Trần Duệ Tông, Trần Phế Đế, Trần Thuận Tông 
Trần Thuận Tông Ngung (1398-1399) thượng hoàng thời Trần Thiếu Đế 
Hồ Quý Ly (1401-1407) thượng hoàng thời Hồ Hán Thương 
Hậu Trần Giản Định Đế Ngỗi (1409) thượng hoàng thời Trùng Quang Đế 
Mạc Thái Tổ Đăng Dung (1530-1541) thượng hoàng thời Mạc Thái Tông Đăng Doanh và Mạc Hiến Tông Phúc Hải 
Lê Thần Tông Duy Kỳ (1643-1649) thượng hoàng thời Lê Chân Tông Duy Hưu, sau khi con mất sớm lại làm vua lần thứ hai. Việc này do chúa Trịnh sắp đặt. 
Lê Hy Tông Duy Hiệp (1705-1716) thượng hoàng thời Lê Dụ Tông 
Lê Dụ Tông Duy Đường (1729-1731) thượng hoàng thời Hôn Đức công Duy Phường 
Lê Ý Tông Duy Thận (1740-1758) thượng hoàng thời Lê Hiển Tông Duy Diêu. 
______________________________________
Về các thượng hoàng
Thái thượng hoàng đầu tiên: Lý Huệ Tông Sảm. 
Thái thượng hoàng cuối cùng: Lê Ý Tông Duy Thận, nhưng người lên thay Ý Tông không phải là con Ý Tông mà là cháu gọi bằng chú (Duy Diêu - Hiển Tông). 
Thượng hoàng trẻ tuổi nhất: Lê Ý Tông lúc 22 tuổi (1740) 
Thượng hoàng cao tuổi nhất: Trần Nghệ Tông lúc 52 tuổi (1372) 
Thượng hoàng duy nhất chưa từng làm vua: Trần Thừa 
Thượng hoàng thọ nhất: Trần Nghệ Tông 74 tuổi (1321-1394) 
Thượng hoàng yểu nhất: Trần Thuận Tông 22 tuổi (1377-1399) 
Thượng hoàng ở ngôi ngắn nhất: Hậu Trần Giản Định Đế 4 tháng (1409) 
Thượng hoàng ở ngôi lâu nhất: Trần Minh Tông 29 năm (1329-1357) 
Triều đại có nhiều thượng hoàng nhất: nhà Trần có 9 thượng hoàng 
Thượng hoàng thường là cha vua, nhưng có các trường hợp không phải như vậy:

Thượng hoàng Trần Nghệ Tông truyền ngôi cho em là Duệ Tông. Duệ Tông mất lại lập cháu gọi bằng bác là Phế Đế 
Thượng hoàng Mạc Thái Tổ truyền ngôi cho con là Thái Tông. Thái Tông mất sớm lại lập cháu nội là Hiến Tông. 
Thượng hoàng Lê Ý Tông là chú của vua Lê Hiển Tông. 
Ngoài 7 thượng hoàng nhà Trần từ Trần Thừa tới Nghệ Tông cùng Mạc Thái Tổ, các thượng hoàng còn lại trong lịch sử Việt Nam đều không tự nguyện làm thượng hoàng mà do sự sắp đặt của quyền thần trong triều.