Danh mục : Khoa Học

Upload vào lúc : 1 năm trước

File gốc : Bài tiểu luận Môn- Lịch sử Đảng(đấu tranh trên mặt trận tư tưởng).pdf

Số lần xem : 322

Số lượt tải xuống : 5

Kích thước : 0.46 Mb

Số trang : 18

Tải xuống (0.46 Mb)

Xem trên điện thoại
Đọc Bài tiểu luận Môn: Lịch sử Đảng -Đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay. trên điện thoại

Tags

Giới thiệu về tài liệu

A. Mở đầu
Cách mạng Tháng Tám 1945 đã trôi qua được hơn 75 năm nhưng ảnh hưởng của nó tới sự nghiệp bảo vệ và xây dựng Tổ quốc chưa bao giờ là điều bàn cãi và vẫn còn nguyên giá trị. Thắng lợi của Cách mạng đã tạo nên một cú huých mạnh mẽ trên tất cả các lĩnh vực, trải dài từ chính trị, văn hoá, kinh tế cho tới xã hội. Xây dựng nên một chế độ xã hội mới mẻ hoàn toàn đối với dân tộc Việt Nam, sở hữu đầy đủ bản chất dân chủ và nhân văn, với mục đích hướng tới con người, vì hạnh phúc của nhân dân lao động. Thắng lợi của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là động lực mạnh mẽ cổ vũ toàn thể dân tộc, đất nước Việt Nam bất khuất, kiên cường tiếp tục sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới đưa nước ta phát triển để có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày hôm nay.
Những bài học, kinh nghiệm được đúc kết từ thắng lợi Cách mạng Tháng Tám đã, đang và sẽ luôn là kim chỉ nam, ngọn đuốc soi đường cho sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển Tổ quốc. Nhận thức được tầm quan trọng của những điều trên, bài tiểu luận này dựa trên những sự kiện lịch sử của dân tộc cùng góc nhìn khách quan nhất từ đó đánh giá những di sản mà thắng lợi Cách mạng Tháng Tám để lại. Qua đó giáo dục cho mỗi người Việt Nam nhận thức được tính ưu việt, nhân đạo, nhân văn mà Cách mạng Tháng Tám đem lại. Giá trị của Cách mạng Thám Tám là bất diệt, có sức sống trường tồn đối với dân tộc Việt Nam và thế hệ trẻ - những chủ nhân tương lai của đất nước. Với ý nghĩa to lớn đó, hi vọng qua bài tiểu luận này sẽ giúp thế hệ trẻ đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hoá dân tộc. Nhận thức về ý nghĩa sâu sắc của Cách mạng Tháng Tám năm 1945 đối với thế hệ trẻ sẽ góp phâng làm cho truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ta đi vào thực tiễn của sự nghiệp phát triển và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
B. Nội dung
1. Cách mạng Tháng Tám năm 1945
1.1 Bối cảnh lịch sử
Đầu năm 1945, Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc. Ngày 15/8/1945, Nhật đầu hàng Liên Xô và các nước đồng minh không điều kiện. Sự kiện đầu hàng của Chính phủ Nhật đã đẩy quân Nhật ở Đông Dương vào tình thế tuyệt vọng như rắn mất đầu, hoang mang vô cùng. Chính Phủ bù nhìn Trần Trọng Kim rệu rã, tin Phát xít Nhật đầu hàng nhanh chóng lan truyền rộng khắp trong nhân dân. Khắp nơi trên đất nước ta, Việt Minh nhanh chóng tổ chức những cuộc mít tinh, biểu tình thị uy vũ trang, có tới hàng ngàn quân tham gia. Hàng triệu quần chúng sẵn sàng đứng lên giành chính quyền.
Trước tính hình đó, mặc dù đang ốm nặng nhưng Hồ Chí Minh đã sáng suốt nhận thức rằng: “Lúc này thời cơ thuận lợi đã tới, dù hy sinh tới đâu, dù phải đốt cháy cả dãy Trường Sơn cũng phải kiên quyết giành cho được độc lập dân tộc” 1(<>). Lời khẳng định đó không phải có cơ sở khi Đảng đã giảnh ra hơn 15 năm tập dượt, chuẩn bị chu đáo về mọi mặt và có sự phát triển qua từng giai đoạn:
• + Chủ trương, đường lối: Năm 1939, chiến tranh thế giới lần thứ 2 bùng nổ, tình hình chính trị trong và ngoài nước thay đổi bất ngờ, Đảng ta chủ trương chuyển hướng chỉ đạo chiến lược. Sự chuyển hướng được thể hiện đầy đủ qua các hội nghị như : Hội nghị TƯ 6 (11/1939), Hội nghị TƯ 7 (11/1940), Hội nghị TƯ 8 (5/1941) với nội dung cốt lõi đó là :Đặt vấn đề giải phóng dân tộc lên nhiệm vụ hàng đầu và cấp bách nhất của nhân dân Đông Dương, tạm gác khẩu hiệu ruộng đất dân cày, chỉ tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc và bọn Việt gian phản động, chia lại đất công, giảm tô, đặt vấn đề khởi nghĩa vũ trang, xúc tiến chuẩn bị mọi mặt để tiến tới một cuộc khởi nghĩa vũ trang khi có điều kiện là nhiệm vụ trọng tâm; tập hợp mọi lực lượng tiêu biểu để thành lập mặt trận chung lấy tên là: “Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương” (11/1939) sau là Việt Nam độc lập Đồng Minh (5/1941); phát động quần chúng nổi dậy đấu tranh dưới những hình thức chính trị phù hợp với tình hình mới; Cách mạng Việt Nam phải đoàn kết, quan hệ mật thiết và là một phần không thể thiếu với Cách mạng thế giới. Chủ trương chỉ đạo chiến lược Cách mạng của Đảng qua các Hội nghị 6, 7, 8 là kim chỉ nam cho mọi hoạt động và có ý nghĩa quyết định cho sự thành công của Cách mạng tháng Tám.
• + Lực lượng chính trị: Ngay từ những ngày đầu tiên Đảng được thành lập, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã chú trọng xây dựng lực lượng chính trị. Rất nhiều những thanh niên ưu tú được đưa đi đào tạo, học tập tại các trường của Quốc tế cộng sản. Thời kỳ 1930-1931, Đảng tập trung xây dựng khối liên minh công- nông. Đến những năm 1936 -1939, cuộc vận động dân tộc dân chủ diễn ra mạnh mẽ. Một bước tiến đáng nói đó chính là: Đảng ra hoạt động công khai nên đã tập hợp được rộng rãi mọi tầng lớp nhân dân, giai cấp ở mọi miền Tổ quốc. Năm 1941, để có thể tập hợp tối đa sức mạnh của quần chúng nhân dân, Đảng chủ trương thành lập Mặt trận Việt Minh bao gồm các tổ chức quần chúng có tên chung là “Hội cứu quốc”. Mặt trận Việt Minh vừa ích nước vừa lợi dân. Việt Minh đã nhanh chóng trở thành nơi tập trung khối đại đoàn kết toàn dân đứng lên cứu nước, cứu nhà.

Tài liệu liên quan

Tải ứng dụng Tài Liệu PDF
giúp trải nghiệm tốt hơn

Lịch sử tải